Âm nhạc, quá trình hình thành phát triển và cơ sở bảo hộ quyền tác giả

Lợi Trần

(PLBQ) Âm nhạc, một lĩnh vực, đối tượng bảo hộ của quyền Sở hữu trí tuệ, và sự ngồn cảm hứng bất tận từ âm nhạc, âm nhạc là nhịp cầu nối, khiến con người có thể đồng cảm và chia sẻ vui buồn, cảm hứng, đam mê, trách nhiệm với nhau trên toàn cầu một cách nhanh chóng và sự đồng điệu từ trái tim đến trái tim.

Tương lai của mối quan hệ giữa con người với âm nhạc ra sao; Âm nhạc sẽ được tạo ra và phổ biến, lan tỏa cho mọi người như thế nào; Chúng ta sẽ nghe nhạc như thế nào; Làm sao để chúng ta đảm bảo rằng âm nhạc, công nghiệp ghi âm, thứ luôn đem đến cho ta niềm vui, niềm đam mê và cảm hứng bất tận này có thể trở thành công ngành công nghiệp, một ngành kinh tế đem lại sự phát triển và thịnh vượng cho những người sáng tạo ra và truyền bá những tuyệt tác âm nhạc và tác phẩm âm nhạc hay đến tất cả mọi trên toàn cầu.

Âm nhạc là môn nghệ thuật lấy âm thanh làm ngôn ngữ biểu cảm là một phần của đời sống tinh thần, tình cảm của mỗi người một cách tự nhiên. Cùng với thơ ca, tiểu thuyết (chữ viết), hội họa, âm nhạc là một công cụ biểu đạt tình cảm của con người. Âm nhạc luôn là một phần rất quan trọng trong đời sống tinh thần của mỗi người. Âm nhạc đã hình thành từ hàng triệu năm cùng với sự phát triển của loài người. Bạn có biết rằng các ký hiệu âm nhạc đầu tiên xuất hiện từ 4000 năm trước ? Chúng ta hãy cùng khám phá và điểm qua sự phát triển của âm nhạc, công nghệ ghi âm qua các mốc lịch sử đáng nhớ dưới đây:

  • Năm 2000 trước Công nguyên: Ký hiệu âm nhạc[l1]  đầu tiên được phát hiện trên một bảng chữ tượng hình ở Iraq
  • Năm 1020: Ký hiệu âm nhạc hiện đại đầu tiên được khái niệm hóa bởi Guido d’Arrezo, một thầy tu theo dòng thánh Bê-nê-đích ở Italia
  • Năm 1350: Các thầy tu theo dòng thánh Bê-nê-đích phát triển hoàn thiện ký hiệu âm nhạc hiện đại
  • Năm 1457: Bản in đầu tiên của các khuông nhạc tại Mainz, Đức (các ký hiệu âm nhạc vẫn phải được viết bằng tay)
  • Năm 1520: Bản in rãnh đơn đầu tiên của các bản nhạc bởi John Rastell tại Anh
  • Năm 1710: Luật Bản quyền tác giả đầu tiên, Đạo luật Nữ hoàng Anne tại Anh
  • Năm 1847: Ernest Bourget thắng vụ kiện Les Ambassadeur về bản quyền tại Pháp
  • Năm 1851: SACEM được thành lập tại Pháp với vai trò là CMO đầu tiên của tác giả
  • Năm 1877: Thomas Edison lần đầu tiên ghi âm âm nhạc lên trục đĩa hát bằng sáp tại Hoa Kỳ
  • Năm 1886: Công ước Berne – Hiệp ước quốc tế đầu tiên về bản quyền tác giả về việc bảo vệ quyền tác giả đối với các tác phẩm
  • Năm 1887: Emile Berliner sáng tạo ra máy hát với đĩa phẳng để chứa nhạc (đĩa nhạc) tại Hoa Kỳ
  • Năm 1893: Emile Berliner thành lập Công ty Máy hát Hoa Kỳ (nhà sản xuất bản ghi âm đầu tiên trên thế giới)
  • Năm 1897: Đĩa sen-lắc giòn được giới thiệu với vai trò thiết bị chứa nhạc
  • Năm 1901: Guglielmo Marconi của Bologna tại Italia sáng tạo ra radio
  • Năm 1907: Nhà sáng chế người Mỹ Lee DeForest lần đầu tiên sử dụng tiếng nói và âm nhạc trong việc truyền tín hiệu thông thường trên radio
  • Năm 1908: Biểu tượng của Công ty Gramophone hợp tác cùng HMV (His Master Voice) được coi là nhãn hiệu của công ty
  • 1926: CISAC được thành lập với vai trò là tổ chức bảo vệ quốc tế cho quyền biểu diễn của cộng đồng tác giả
  • Năm 1926: Nhà sáng chế người Scotland John Baird triển lãm hệ thống truyền hình vô tuyến đầu tiên tại London
  • Năm 1928: chuẩn 78rpm (78 vòng quay trên một phút) trở thành tiêu chuẩn quốc tế cho ghi đĩa phẳng của ngành công nghiệp ghi âm.

(Nguồn: WIPO publication “Managing IP in the Music Industry”)

Tuy nhiên, cùng với các sáng tạo vô cùng quan trọng về công nghệ, thiết bị ghi âm, tái tạo âm thanh âm nhạc chỉ thực sự bùng nổ và có sức mạnh tuyệt đối về sự lan tỏa mạnh mẽ, nhanh chóng nhờ sự phát triển của khoa học, công nghệ trong vòng 100 năm trở lại đây. Dưới đây là những cột mốc quan trọng của âm nhạc và ngành công nghiệp âm nhạc từ năm 1929 đến năm 2006:

  • Năm 1929: BIEM được thành lập với vai trò [l2] là tổ chức bảo vệ quốc tế cho quyền của tác giả
  • Năm 1938: BBC lần đầu phát sóng dịch vụ vô tuyến công cộng đầu tiên trên thế giới
  • Năm 1948: Album nhạc bằng nhựa 33.33 rpm 12 inh thời gian chơi nhạc dài lần đầu tiên được giới thiệu
  • Năm 1948: FIM (Hiệp hội nhạc sỹ quốc tế) được thành lập với vai trò là tổ chức bảo vệ quốc tế đại diện cho hiệp hội nhạc sỹ
  • Năm 1949: Bản ghi nhựa 45 rpm, 7 inh lần đầu tiên được ra mắt
  • Năm 1957: Máy thu phát âm thanh (máy quay băng) được giới thiệu
  • Năm 1961: Ký Công ước Rome – hiệp ước quốc tế đầu tiên bảo hộ quyền cho người biểu diễn, nhà sản xuất ghi âm và phát thanh
  • Năm 1963: Băng Cát-xét (8 track cartridge) và băng cát-xét com-pắc được giới thiệu lần đầu tiên
  • Năm 1970: Tổ chức SHTT Thế giời (WIPO) được thành lập
  • Năm 1981: Kênh truyền hình âm nhạc nổi tiếng MTV được ra mắt tại Hoa Kỳ
  • Năm 1982: Đĩa com-pắc kỹ thuật số (đĩa CD) được giới thiệu
  • Năm 1982: Mạng Internet hiện đại (ARPANET) được ra mắt
  • Năm 1983: Công ty Illinois Bell ra mắt dịch vụ điện thoại di động công cộng đầu tiên
  • Năm 1990: Nhà khoa học người Anh Tim Berner Lee sáng tạo ra hệ thông mạng toàn cầu tại Geneva
  • Năm 1994: TRIPS được WTO phê duyệt
  • Năm 1996: Hiệp ước về Internet của WIPO – WCT (Hiệp ước về bản quyền của WIPO) và WPPT (Hiệp ước về Trình diễn và Ghi âm của WIPO) được thông qua
  • Năm 1999: Trang NAPSTER ra mắt dịch vụ chia sẻ tệp kỹ thuật số ngang hàng đầu tiên trên thế giới
  • Năm 2000: Công cụ tìm kiếm nổi tiếng Google ra mắt
  • Năm 2001: SCAPR được thành lập với vai trò là Tổ chức bảo vệ quốc tế cho quyền liên quan của người biểu diễn
  • Năm 2001: Công ty Apple giới thiệu máy nghe nhạc iPod và iTunes
  • Năm 2001: Palm ra mắt chiếc điện thoại thông minh (có thể nghe nhạc kxy thuật số) đầu tiên tại Hoa Kỳ
  • Năm 2001: Chương trình chia sẻ tệp ngang hàng Bittorrent ra mắt
  • Năm 2003: Công ty Apple ra mắt iTunes store, dịch vụ nghe nhạc, mua nhạc qua mạng
  • Năm 2004: Trang mạng xã hội MySpace ra mắt
  • Năm 2005: Trang mạng xã hội Facebook ra mắt
  • Năm 2005: Trang mạng xã hội chia sẻ âm thanh, hình ảnh Youtube ra mắt
  • Năm 2006: Công ty Apple cho phép chuyển đổi định dạng file nhạc kỹ thuật số từ dạng AAC sang định dạng MP3.

(Nguồn: WIPO publication “Managing IP in the Music Industry”)

 

Với sự phát triển của công nghệ ghi âm hiện nay, chúng ta tin chắc rằng Âm nhạc sẽ và luôn là một phần của trong cuộc sống tinh thần của mỗi người một cách tự nhiên bởi vì âm nhạc được con người sáng tạo ra qua ngôn ngữ âm thanh để diễn tả tâm tư tình cảm của mỗi người. Do đó, âm nhạc sẽ luôn luôn gắn liền với cuộc sống của mỗi con người và nó sẽ phát triển ngày càng tinh tế hơn, đa dạng hơn cùng với sự phát triển trong cuộc sống của mỗi người.

Âm nhạc, cùng với sự phát triển của công nghệ ngày nay là mạng internet toàn cầu, kỹ thuật ghi âm số, thiết bị ngh nhạc số, điện thoại thông minh, mạng xã hội, truyền hình số, truyền hình vệ tinh, truyền hinh qua mạng internet … tất cả các công nghệ, kỹ thuật này khiến cho âm nhạc sẽ lan tỏa và được phổ biến một cách nhanh chóng trên toàn cầu với tốc độ của ánh sáng (tốc độ của mạng internet). Như vậy, thời gian để ghi âm, phát hành, phổ biến các tác phẩm âm nhạc sẽ ngày càng nhanh chóng và có chất lượng cao.

Đồng thời, việc nghe nhạc đối với mỗi người chúng ta sẽ cực kỳ dễ dàng và tiện lợi. Ngày nay, chúng ta có thể nghe nhạc bằng rất nhiều cách, nhiều phương tiện, thiết bị như máy nghe nhạc CD, VCD, đài radio, tivi, máy nghe nhạc cá nhân (Ipod), máy tính cá nhân, máy điện thoại thông minh, qua các trang website trên internet.

Tuy nhiên, việc lan truyền và phổ biến nhanh chóng các tác phẩm âm nhạc cũng như sự thưởng thức các tác phẩm âm nhạc qua rất nhiều các phương tiện công nghệ hiện đại lại đem đến thách thức cho việc bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan đối với tác phẩm âm nhạc cũng như bảo vệ quyền khai thác lợi ích kinh tế để bù đắp, tưởng thưởng cho thành quả lao động sáng tạo cho tác giả, những nhà sản xuất tác phẩm âm nhạc, các nghệ sỹ, kỹ sư, nhà kinh doanh các tác phẩm âm nhạc trở lên cực kỳ khó khăn. Thậm chí, nạn sao chép trái phép và ăn cắp bản quyền các tác phẩm âm nhạc hiện nay đang đe dọa đến sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp âm nhạc nói chung và đến đời sống của tác giả, nghệ sỹ, kỹ sư hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo âm nhạc nói riêng.

Do vậy, việc nhận thức và thực thi vai trò của bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ như một công cụ pháp lý cho sự khuyến khích và đảm bảo cho sự phát triền bền vững của âm nhạc nói chung, của tác giả, các nghệ sỹ và ngành công nghiệp thu âm nói riêng là công việc cực kỳ quan trọng đối với mỗi cá nhân chúng ta. Hay nói cách khác, ta bảo vệ quyền tác giả, quyền chủ sở hữu đối với tác phẩm chính là việc chúng ta giúp tác giả, chủ sở hữu quyền tái đầu tư cho sáng tạo.

 

Nguyễn Trần Tuyên -  ELITE LAW FIRM

Bạn đọc đặt tạp chí Pháp lý dài hạn vui lòng để lại thông tin.