Mô hình thư viện số và những lo ngại về vi phạm pháp luật bản quyền

Ky Anh

(PLBQ). Công nghiệp số phát triển vượt bậc kéo theo sự phổ biến mô hình thư viện số. Việc cung cấp cho người đọc những tác phẩm, kiến thức miễn phí trên nền tảng số có trái quy định pháp luật bản quyền?

>> Bàn về quy định Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu

>> Hướng đến số hóa mọi hoạt động kinh doanh

>> Công nghệ đám mây – cơ hội và thách thức đối với các chính phủ trong tiến trình số hóa

Những tranh cãi gần đây ở Hoa Kỳ trong lĩnh vực pháp luật bản quyền lại làm nóng lên vấn đề liên quan đến mô hình các thư viện cho mượn tài liệu kỹ thuật số có kiểm soát. Cho mượn kỹ thuật số có kiểm soát (controlled digital lending - CDL) là một mô hình mà các thư viện số hóa tài liệu của mình và chia sẻ bản sao điện tử tới công chúng trên nền tảng số. Mô hình này dựa trên các nguyên tắc về pháp luật bản quyền và sử dụng hợp pháp (fair-use) theo pháp luật Hoa Kỳ. Theo mô hình CDL, thư viện không cần sự cho phép để tạo ra các bản sao kỹ thuật số, cũng như không cần sự cho phép để chia sẻ các tác phẩm một cách công khai.

Một số người ủng hộ mô hình CDL, chẳng hạn như người sáng lập Internet Archive,  Brewster Kahle, đã ứng dụng mô hình này để tạo ra “Thư viện điện tử Alexandria”. Đây là nơi bản sao kỹ thuật số của các tác phẩm đã xuất bản được số hóa để mọi người tiếp cận. Trên thực tế, thư viện mở của Kahle đã và đang hướng tới mục tiêu đó bằng cách số hóa các tác phẩm và đưa chúng lên không gian mạng mà không được sự cho phép trong nhiều năm qua. Mặc dù mô hình này được cho là mang lại lợi ích to lớn tới cộng đồng nhưng vấn đề trên còn gây ra nhiều tranh cãi.

Brewster Kahle, người sáng lập Internet Archive (Ảnh: wikipedia)

Internet Archive được xem như là một thư viện kỹ thuật số trực tuyến miễn phí. Nơi đây cung cấp hàng triệu cuốn sách, phim ảnh, phần mềm, nhạc, bản lưu của trang web

Luật bản quyền không có quy định về việc chia sẻ tác phẩm miễn phí mà không có sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Mặc dù, mục đích của mô hình CDL là muốn mang lại lợi ích tốt cho công đồng, tuy nhiên quy định quyền tác giả cũng góp phần thúc đẩy lợi ích công cộng bằng cách bảo vệ các quyền tài sản, quyền nhân thân đối với các tác phẩm nguyên gốc của quyền tác giả.

Thư Viện Alexandria được gọi là “Kinh Đô” Tri Thức và Học Thuật Của Nhân Loại

(Ảnh: keepcalmandwander.com)

Học thuyết Bán hàng lần đầu và Học thuyết sử dụng hợp pháp đối với mô hình CDL

Học thuyết Bán hàng kỹ thuật số lần đầu tiên (Digital First Sale) là một khái niệm pháp lý trong luật bản quyền Hoa Kỳ. Học thuyết diễn giải rằng việc mua một sản phẩm bất kỳ cung cấp cho người sở hữu sản phẩm có quyền phân phối - nghĩa là có quyền bán, sao chép hoặc phân phối sản phẩm.

Lý thuyết CDL lần đầu tiên được tuyên bố vào năm 2018 dưới dạng Tuyên ngôn vị trí và Sách trắng. Tuyên ngôn vị trí và Sách trắng lập luận rằng mô hình CDL không vi phạm đạo luật bản quyền, căn cứ theo học thuyết bán hàng đầu tiên và học thuyết sử dụng hợp pháp. Điểm quan trọng của toàn bộ của mô hình CDL nằm ở sự “kiểm soát” của mô hình này: các bản sao vật lý được số hóa phải được sở hữu trên thực tế hoặc mua lại một cách hợp pháp; tổng số bản sao đang lưu hành trên môi trường số không được vượt quá số bản sao thực đang được sở hữu; khoảng thời gian của việc cho mượn tác phẩm được giới hạn và quản lý quyền kỹ thuật số (DRM) được sử dụng để ngăn chặn việc sao chép và phân phối lại trên nền tảng này.

Mô hình thư viện số (Ảnh: Pixabay)

Mô hình CDL được hình dung không giống như một công cụ tìm kiếm cung cấp thông tin về sách hoặc các đoạn văn bản đơn thuần, trái lại, nó cung cấp toàn bộ tác phẩm có bản quyền đến cho công chúng. Học thuyết Bán hàng lần đầu và số hóa hàng loạt đã được thảo luận và nghiên cứu trong nhiều năm. Ví dụ: Sau nhiều cuộc thảo luận và xem xét kéo dài, năm 2001, Cục Bản quyền đã kết luận rằng Học thuyết Bán hàng lần đầu không áp dụng đối với các bản sao kỹ thuật số. Cục Bản quyền cho rằng có sự khác biệt cơ bản giữa các bản sao tác phẩm vật lý với bản sao kỹ thuật số. Những bản sao vật lý có thể bị giảm giá trị khi sử dụng và đòi hỏi thời gian, không gian, nỗ lực và chi phí đáng kể để phân phối, trong khi bản sao kỹ thuật số thì không gặp phải vấn đề này. Cục cũng đưa ra khuyến nghị không nên thay đổi luật vì những khác biệt có thể sẽ làm đảo lộn sự cân bằng lợi ích giữa các tác giả và người tiêu dùng.

Văn phòng Bản quyền cho rằng, cần có những thay đổi về luật pháp để thực hiện điều mà những người ủng hộ mô hình CDL cho rằng là hợp pháp. Mục 108 đưa ra các ngoại lệ theo luật định cho các thư viện trong việc tạo và phân phối các bản sao, ngay cả các bản kỹ thuật số, mặc dù nó không cho phép các bản sao kỹ thuật số được chia sẻ ra bên ngoài thư viện. Ngoài ra, Mục 110 tại Đạo luật Dạy học tạo ra các ngoại lệ cho việc sử dụng các bản sao kỹ thuật số trong đào tạo từ xa - một trong những mục tiêu có chủ đích của mô hình CDL.

Hiệp hội Tác giả, Liên đoàn Nhà văn Quốc gia, Hiệp hội Các nhà xuất bản Hoa Kỳ, Cơ quan Đăng ký Bản quyền, Thượng nghị sĩ Thom Tillis, Thượng nghị sĩ Tom Udall và nhiều người khác đã đặt ra hoài nghi đối với mô hình CDL. Mô hình này sẽ loại bỏ những người ủng hộ sự cân bằng lợi ích giữa tác giả và người dùng theo quy định của Đạo luật bản quyền. Việc thay đổi là điều khó khăn nhưng cũng cần xem xét lợi ích của các bên trong vấn đề này. Tác giả có vai trò quan trọng đối với văn hóa của nhân loại, chúng ta không nên nghĩ ra những quy định có thể ảnh hưởng tới quyền và lợi ích của họ. Chúng ta nên làm mọi thứ có thể để khuyến khích sự phát triển trong thời đại kỹ thuật số, nơi mà hành vi vi phạm chỉ cần một cú nhấp chuột. Có lẽ cách bảo vệ hợp lý nhất đối với mô hình CDL là quan điểm cho rằng: Mô hình này không gây ra tác hại đối với các tác giả, “không ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường, khác với việc sử dụng đã được các thư viện cấp phép khi cho mượn sách trên thực tế”, tuy nhiên quan điểm này phần nào chưa hợp lý. Các bản sao vật lý có khác biệt rõ ràng so với các bản kỹ thuật số và thị trường cấp phép cho mỗi bản sao là khác nhau. Các thư viện mua sách và cấp phép cho sách điện tử, và các tác giả nhận được tiền bản quyền. Ngược lại, mô hình CDL cắt bỏ tiền bản quyền cấp phép Ebook mà các tác giả có thể đã nhận được vì nó là một sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với bản gốc. Thay vì đảm bảo việc thực hiện mục tiêu của học thuyết bán hàng lần đầu và học thuyết sử dụng hợp pháp, mô hình CDL ảnh hưởng tới quyền của tác giả và phá giá thị trường đối với các tác phẩm mà họ nắm giữ bản quyền.

Mục đích tốt đẹp của mô hình CDL

Không thể phủ nhận giá trị tốt đẹp của mô hình CDL. Ai lại không muốn “thúc đẩy sự tiến bộ của khoa học” như Hiến pháp Hoa Kỳ đã quy định? Nhưng, mô hình CDL cũng ngăn cản chính “động cơ tự do ngôn luận” như Justice O’Connor đã mô tả một cách hùng hồn bằng việc bảo vệ bản quyền trong tác phẩm Harper & Row. Mô hình CDL ưu tiên quyền truy cập miễn phí hơn là việc chi trả thù lao cho tác giả. Đó không phải là thỏa thuận về bản quyền và điều đó không phù hợp với quy định của pháp luật. Đạo luật bản quyền có quy định một số ngoại lệ hạn chế, hệ thống bản quyền được tạo sẵn khi được phép. Hệ thống dựa trên sự cho phép đó hỗ trợ hệ sinh thái sáng tạo mang đến cho chúng ta những tác phẩm tuyệt vời mà tất cả chúng ta ngày nay đều thích thú, cả trong thế giới thực và trực tuyến. Nó trao quyền cho các tác giả muốn tính phí truy cập đối với các tác phẩm của họ và những người vui vẻ cho đi miễn phí tác phẩm của họ. Luật bản quyền công nhận rằng tiến bộ đạt được tốt nhất bằng cách tạo dựng một môi trường khuyến khích việc sáng tạo và phổ biến các tác phẩm mới, chứ không phải sự tự do phá hoại toàn bộ hệ thống.

Có một cách hiểu của những người hoài nghi đạo luật bản quyền, rằng bất cứ thứ gì được cho là hỗ trợ lợi ích công cộng đều là hợp pháp. Nhưng những quan điểm này  làm giảm đi tác hại thực tế mà mô hình CDL gây ra, và về cơ bản, chúng đã hiểu sai về cách thức mà luật bản quyền bảo vệ lợi ích công cộng. Vụ kiện gần đây của một nhóm nhà xuất bản đối với Kho lưu trữ Internet của Brewster Kahle về Thư viện Mở cũng làm dấy lên mối lo ngại đối với mô hình này. Thư viện mở Internet Archive cho chúng ta thấy rằng các tác giả có quyền lo lắng về vấn đề thực sự của mô hình CDL trong việc tặng miễn phí các tác phẩm có bản quyền trên quy mô chưa từng thấy trước đây, không chỉ dừng lại ở việc tái sản xuất và phân phối sách. Mô hình CDL nếu được mở rộng sẽ được áp dụng cho tất cả các loại tác phẩm - phim ảnh, âm nhạc, bản ghi âm, trò chơi điện tử, và điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực tới các nguyên tắc mà đạo luật bản quyền bảo vệ.

Hà Trung (Dịch và biên soạn)

Bạn đọc đặt tạp chí Pháp lý dài hạn vui lòng để lại thông tin.