Phân biệt nhãn hiệu thông thường và nhãn hiệu chứng nhận

(PLBQ). Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu là một trong những đối tượng cơ bản nhưng lại có ý nghĩa rất quan trọng trong thương mại. Do đó, phân biệt nhãn hiệu là việc cần thiết giúp chúng ta hiểu đúng về các loại hàng hóa dịch vụ.

Hiện nay đa số các nhãn hiệu trong thị trường đều là nhãn hiệu thông thường, tuy nhiên ngoài nhãn hiệu thông thường, nhãn hiệu chứng nhận cũng là một loại nhãn hiệu thông dụng mà chúng ta cần tìm hiểu để có thể tránh xảy ra nhầm lẫn khi đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp phù hợp cho mình.

Để độc giả hiểu rõ hơn và có thể phân biệt hai loại nhãn hiệu này, PLBQ làm rõ qua các tiêu chí sau:

Căn cứ pháp lý: Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019) được viết tắt là Luật SHTT.

Tiêu chí

Nhãn hiệu thông thường

Nhãn hiệu chứng nhận

Khái niệm

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

(Khoản 16 Điều 14 Luật SHTT )

Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.

(Khoản 18 Điều 14 Luật SHTT )

Chức năng

Phân biệt hàng hóa dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau

Người tiêu dùng nhận biết nhãn hiệu đã đăng ký tức là nhân biết về nguồn gốc của nhãn hiệu, chất lượng của sản phẩm/dịch vụ mang nhãn hiệu và thị trường kinh doanh của sản phẩm/dịch vụ đó.

Chứng nhận hàng hóa, dịch vụ đáp ứng các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu Chứng nhận hàng hóa, dịch vụ đáp ứng các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu

Chủ thể có quyền nộp đơn đăng ký

Cá nhân tổ chức sản xuất kinh doanh

Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó

Chủ thể sở hữu

Cá nhân tổ chức sản xuất kinh doanh

Tổ chức nhất định có chức năng kiểm soát, chứng nhận hàng hóa dịch vụ liên quan

Chủ thể có quyền sử dụng

- Chủ sở hữu

- Tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu cho phép

Mọi chủ thể kinh doanh có hàng hóa, dịch vụ đáp ứng tiêu chuẩn của chủ sở hữu và được cấp phép

Phạm vi bảo hộ

Không bảo hộ dấu hiệu chỉ nguồn gốc xuất xứ của dịch vụ trừ trường hợp dấu hiệu đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu theo Điểm đ Khoản 2 Điều 74 Luật SHTT

Được bảo hộ dấu hiệu  chỉ nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, dịch vụ theo Điểm đ Khoản 2 Điều 74 Luật SHTT

Quy chế sử dụng nhãn hiệu

 

- Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu nhãn hiệu;

- Điều kiện để được sử dụng nhãn hiệu;

- Các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ được chứng nhận bởi nhãn hiệu;

- Phương pháp đánh giá các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ và phương pháp kiểm soát việc sử dụng nhãn hiệu;

- Chi phí mà người sử dụng nhãn hiệu phải trả cho việc chứng nhận, bảo vệ nhãn hiệu, nếu có.

 

Ví dụ

Nhãn hiệu Bơm Năm Sao

(đa số nhãn hiệu hiện có là nhãn hiệu thông thường)

Nhãn hiệu chứng nhận “Hàng Việt Nam chất lượng cao” do Hiệp Hội doanh nghiệp Việt Nam là chủ sở hữu và cấp cho các doanh nghiệp đủ điều kiện

Trên đây là những phân tích về sự khác nhau giữa nhãn hiệu thông thường và nhãn hiệu chứng nhận.

BÙI VĂN THUẬN

Bạn đọc đặt tạp chí Pháp lý dài hạn vui lòng để lại thông tin.