Sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, yêu cầu đặt ra cho công tác quản lý nhà nước

Từ khi có Internet, với sự phát triển nhanh chóng đã ảnh hưởng tích cực tới nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, tác động to lớn, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ đắc lực cho việc thực hiện chính sách mở cửa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước.

I. Khái quát

Ở nước ta, sở hữu trí tuệ vẫn là vấn đề mới mẻ, nhận thức chung còn những hạn chế nhất định nên chưa được coi trọng đúng mức.

Sở hữu trí tuệ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia, là mối quan tâm chung của cả thế giới. Đặc biệt, trong quá trình phát triển, hội nhập sâu và toàn diện như hiện nay, hoạt động sở hữu trí tuệ là phần không thể thiếu của một nền kinh tế phát triển bền vững, là tiền đề cho sự phát triển đất nước về lâu dài.

Theo số liệu Liên minh châu Âu công bố về vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ năm 2013 (TTXVN), thì hoạt động kinh tế tổng thể trong EU đạt khoảng 4.700 tỷ euro mỗi năm, trong đó khu vực sở hữu trí tuệ chiếm 39% (26% việc làm trực tiếp và 9% việc làm gián tiếp), ở Mỹ và các nước phát triển đóng góp của sở hữu trí tuệ vào nền kinh tế cũng tương tự. Chính vì vậy, trong đàm phán quốc tế, mới đây nhất là đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), vấn đề sở hữu trí tuệ được coi là vấn đề đàm phán khó khăn và gây nhiều tranh cãi nhất.

Dịch vụ trên Internet ngày càng phát triển phong phú, đa dạng phục vụ nhu cầu của người dân. Bên cạnh những mặt tích cực, Internet cũng có những mặt trái và đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết, đặc biệt là sở hữu trí tuệ. Sự phát triển của khoa học công nghệ và tiện ích của môi trường mở là điều kiện thuận lợi để ai đó có ý đồ xấu, thực hiện mục đích trục lợi bằng hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Hàng ngày, hàng giờ người dùng vẫn tiếp cận những sản phẩm trên mạng, đó có thể là một bản nhạc, một bài hát, một tác phẩm điện ảnh, một ấn phẩm sách... hay thường xuyên hơn là một tác phẩm báo chí trên mạng, song người dùng rất khó nhận biết sản phẩm đó có đáp ứng yêu cầu về sở hữu trí tuệ hay không. Thậm chí họ có biết và biết rất rõ nhưng chủ động lựa chọn vì mục tiêu riêng. Trên thị trường cũng không khó khăn khi bắt gặp những băng đĩa sao chép lậu, những bản sách in lậu, những phần mềm bị bẻ khóa, đã có lúc xuất hiện tình trạng người ta tìm một băng đĩa, một phần mềm hợp pháp khó khăn hơn rất nhiều so với tìm một băng đĩa lậu, phần mềm lậu, đó là thực tế, hiện nay chúng ta vẫn bắt gặp trong cuộc sống.

Vậy, Sở hữu trí tuệ là gì?

Sở hữu trí tuệ là khái niệm pháp lý chỉ sự bảo hộ của nhà nước đối với các thành quả lao động sáng tạo.

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

Quyền liên quan đến quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.

Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ là chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ hoặc tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ.

Trong bài giới thiệu này, chỉ trao đổi vấn đề liên quan đến quyền tác giả và quyền liên quan.

II. Hệ thống pháp luật liên quan đến sở hữu trí tuệ

Ở nước ta, các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ được quy định trong Bộ luật Dân sự từ 1995, sau đó được thể hiện trong Luật Sở hữu trí tuệ và nhiều văn bản dưới luật (Nghị định số 100/2006/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan, Nghị định số 103/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, Nghị định 88/2010/NĐ-CP quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng, Nghị định số 105/2006/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, Nghị định số 122/2010/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 103/2006/NĐ-CP, Nghị định số 119/2010/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP, Nghị định số 85/2011/NĐ-CP ngày 20/9/2011 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan, Nghị định số 18/2014/NĐ-CP ngày 14/3/2014 của Chính phủ Quy định về chế độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản…).

Về hệ thống chế tài, liên quan đến sở hữu trí tuệ chúng ta có 3 cơ chế:

- Dân sự: Bản chất vấn đề sở hữu trí tuệ là dân dân sự, ở các nước giải quyết tranh chấp về sở hữu trí tuệ thường sử dụng cơ chế này. Nhưng ở Việt Nam, cơ chế này ít được quan tâm, lựa chọn do có nhiều bất cập: mất nhiều thời gian, hiệu quả không cao, nhiều thủ tục. Trên thực tế chỉ có một số vụ việc giải quyết bằng cơ chế này.

- Hình sự: Giống cơ chế dân sự, cơ chế hình sự hầu như không được áp dụng, một trong những nguyên nhân của vấn đề này là quy định chưa rõ ràng, khó áp dụng.

Điều 170a Bộ luật hình sự quy định: Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan

1. Người nào không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan mà thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm:

a) Sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình;

b) Phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản ghi hình.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ bốn trăm triệu đồng đến một tỷ đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Trên thực tế chưa có văn bản nào hướng dẫn quy mô thương mại là thế nào? phạm vi thế nào? gây thiệt hại ở mức nào? do đó trong suốt quá trình tồn tại của điều luật này, nó hầu như không được áp dụng.

Bất cập này được khắc phục trong Bộ luật hình sự 2015 với quy định tại Điều 225 như sau:

Điều 225. Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan

“1. Người nào không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan mà cố ý thực hiện một trong các hành vi sau đây, xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam, thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:

a) Sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình;

b) Phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản ghi hình.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;

d) Gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan 500.000.000 đồng trở lên;

đ) Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Pháp nhân thương mại thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;

c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”

Tuy nhiên, hiện tại Bộ luật này đang tạm dừng thi hành để chỉnh sửa một số điều chưa phù hợp thực tiễn, không khuyến khích phát triển.

- Hành chính: đây là cơ chế được sử dụng nhiều nhất, các tổ chức, cá nhân bị xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan thường chọn cơ chế này do thủ tục đơn giản, nhanh gọn, hiệu quả.

Chế tài hành chính hiện nay quy định tại Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan. Một số điều khoản liên quan trực tiếp đến quá trình xử lý của lực lượng thanh tra thông tin và truyền thông là:

Điều 9. Hành vi xâm phạm quyền đứng tên, đặt tên tác phẩm

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tác phẩm mà không nêu tên thật, bút danh tác giả, tên tác phẩm hoặc nêu không đúng tên thật hoặc bút danh tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng thông tin sai lệch đi với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;

b) Buộc sửa lại đúng tên tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có thông tin sai lệch về tên tác giả, tên tác phẩm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 10. Hành vi xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tự ý sửa chữa, cắt xén tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

2. Phạt tin từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xuyên tạc tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng thông tin sai sự thật đi với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;

b) Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đi với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

Điều 11. Hành vi xâm phạm quyền công bố tác phẩm

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi công bố tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 12. Hành vi xâm phạm quyền làm tác phẩm phái sinh

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 15. Hành vi xâm phạm quyền phân phối tác phẩm

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi phân phối tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môtrường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 17. Hành vi xâm phạm quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng

1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 18. Hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm

1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép tác phm mà không được phép của chủ sở hữu quyn tác giả.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc dỡ bỏ bản sao tác phm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 25. Hành vi xâm phạm quyền phát sóng hoặc truyền theo cách khác đến công chúng cuộc biểu diễn chưa được định hình

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi phát sóng hoặc truyền theo cách khác đến công chúng cuộc biểu diễn chưa được định hình mà không được phép của chủ sở hữu quyền của người biu diễn, trừ trường hợp cuộc biểu diễn đó nhằm mục đích phát sóng.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc dỡ bỏ bản sao cuộc biểu diễn vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 26. Hành vi xâm phạm quyền phân phối đến công chúng bản gốc hoặc bản sao cuộc biểu diễn

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối vi hành vi phân phối đến công chúng bản gốc hoặc bản sao cuộc biu diễn mà không được phép của chủ sở hữu quyền của người biểu diễn.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc dỡ bỏ bản sao cuộc biểu diễn dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 27. Hành vi xâm phạm quyền sao chép bản ghi âm, ghi hình

1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép bản ghi âm, ghi hình mà không được phép của chủ sở hữu quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc dỡ bỏ bản sao bản ghi âm, ghi hình dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 28. Hành vi xâm phạm quyền phân phối đến công chúng bản gốc hoặc bản sao bản ghi âm, ghi hình

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi phân phối đến công chúng bản gốc hoặc bản sao bản ghi âm, ghi hình mà không được phép của chủ sở hữu quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc dỡ bỏ bản sao bản ghi âm, ghi hình dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 29. Hành vi sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại để phát sóng mà không trả tiền sử dụng cho chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan theo quy định;

3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối vi hành vi sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại trong cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ bưu chính viễn thông, môi trường kỹ thuật số mà không trả tiền sử dụng cho chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan theo quy định.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc dỡ bỏ bản sao bản ghi âm, ghi hình dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số đối với hành vi quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.

Điều 30. Hành vi xâm phạm quyền phát sóng, tái phát sóng chương trình phát sóng

1. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi phát sóng, tái phát sóng chương trình phát sóng mà không được phép của chủ sở hữu quyền của tổ chức phát sóng.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc dỡ bỏ bản sao bản định hình chương trình phát sóng vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 31. Hành vi xâm phạm quyền phân phối đến công chúng chương trình phát sóng

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi phân phối đến công chúng bản sao chương trình phát sóng mà không được phép của chủ sở hữu quyền của tổ chức phát sóng.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc dỡ bỏ bản sao chương trình phát sóng dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 32. Hành vi xâm phạm quyền định hình chương trình phát sóng

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi định hình chương trình phát sóng mà không được phép của chủ sở hữu quyền của tổ chức phát sóng.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc dỡ bỏ bản sao chương trình phát sóng dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đi với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 33. Hành vi xâm phạm quyền sao chép chương trình phát sóng

1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép bản định hình chương trình phát sóng mà không được phép của chủ sở hữu quyền của tổ chức phát sóng.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc dỡ bỏ bản sao chương trình phát sóng dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 34. Hành vi trích ghép bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi trích ghép bản ghi âm, ghi hình mà không được phép của chủ sở hữu quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi trích ghép chương trình phát sóng mà không được phép của chủ sở hữu quyền của tổ chức phát sóng.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc dỡ bỏ bản sao bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

Có thể nói, vấn đề SHTT được nhà nước ta rất quan tâm từ việc xây dựng hệ thống pháp luật chuyên ngành đến công tác chỉ đạo, điều hành và triển khai thực hiện. Về cơ bản, các vấn đề liên quan đến SHTT đã được pháp luật điều chỉnh ở văn bản luật có giá trị pháp lý cao (Bộ luật dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ). Tuy vậy, việc triển khai trong thực tiễn vẫn còn vướng mắc.

Ví dụ vào thời điểm Nghị định số 47/2009/NĐ-CP CP ngày 13/05/2009 Quy định XPVPHC về quyền tác giả, quyền liên quan còn hiệu lực, Nghị định này quy định thẩm quyền cho rất nhiều lực lượng như thanh tra văn hóa, thể thao và du lịch, hải quan, quản lý thị trường, công an, UBND các cấp nhưng không quy định thẩm quyền cho thanh tra Thông tin và Truyền thông đã gây ra nhiều khó khăn trong quá trình xử lý vi phạm. Hiện nay, quy định về nhà cung cấp dịch vụ trung gian (Cho thuê chỗ, cho thuê máy chủ…) chưa gắn được trách nhiệm của họ trong việc chủ động ngăn chặn hành vi vi phạm, họ cung cấp dịch vụ và thu tiền, hầu như không phải chịu chế tài gì khi người khác sử dụng dịch vụ của họ để kinh doanh thu lợi trái pháp luật.

III. Cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan tham gia thực thi về sở hữu trí tuệ

1. Cơ quan quản lý nhà nước

Theo Luật sở hữu trí tuệ, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ , để thực hiện thẩm quyền của mình, Chính phủ giao 3 cơ quan tham gia công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực này là:

Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ và thực hiện quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về quyền tác giả và quyền liên quan.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng.

Ngoài ra, các bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ tại địa phương theo thẩm quyền.

Link nội dung: https://phapluatbanquyen.phaply.vn/so-huu-tri-tue-trong-linh-vuc-thong-tin-va-truyen-thong-yeu-cau-dat-ra-cho-cong-tac-quan-ly-nha-nuoc-a19.html