I. Xử lý bằng biện pháp dân sự
1. Các biện pháp dân sự
Biện pháp dân sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, kể cả hành vi đó đã hoặc đang bị xử lý bằng biện pháp hành chính.
Tòa án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:
- Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
- Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
- Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
- Buộc bồi thường thiệt hại;
Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.
2. Cơ quan có thẩm quyền xét xử
Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ là một trong những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án:
3. Thủ tục áp dụng các bỉện pháp dân sự
Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Toà án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện phải làm đơn khởi kiện. Người khởi kiện phải gửi kèm theo đơn khởi kiện tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Người khởi kiện vụ án gửi đơn khởi kiện và tài liệu chứng cứ kèm theo đến Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây: nộp trực tiếp tại Toà án; gửi đến Toà án qua bưu điện.
Thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp dân sự, thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp dân sự tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời
Khi khởi kiện hoặc sau khi khởi kiện, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong các trường hợp sau:
Các biện pháp khẩn cấp tạm thời sau đây được áp dụng đối với hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và nguyên liệu, vật liệu, phương tiện sản xuất, kinh doanh hàng hóa đó:
4. Thi hành Quyết định của Tòa án
Thi hành quyết định của Tòa án Việt Nam
Việc thi hành quyết định của Tòa Dân sự do cơ quan thi hành án dân sự thực hiện. Tổ chức cơ quan thi hành án dân dự bao gồm:
- Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện trực thuộc Cục Thi hành án dân sự tỉnh;
- Cục Thi hành án dân sự tỉnh trực thuộc Tổng cục thi hành án dân sự;
- Tổng cục Thi hành án dân sự trực thuộc Bộ Tư pháp.
Thi hành quyết định của tòa án dân sự nước ngoài
Quyết định của Tòa án dân sự nước ngoài phải được công nhận và có thể thực thi tại Việt Nam. Hệ thống cơ quan thi hành án dân sự chịu trách nhiệm giám sát việc thi hành quyết định của Tòa án dân sự nước ngoài.
II. XỬ LÝ BẰNG BIỆN PHÁP HÀNH CHÍNH
1. Các biện pháp xử lý hành chính
Biện pháp hành chính được áp dụng để xử lý đối hành vi vi phạm hành chính về hàng giả; hành vi xâm phạm quyền thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 211 của Luật Sở hữu trí tuệ theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, tổ chức, cá nhân phát hiện hành vi xâm phạm hoặc do cơ quan có thẩm quyền chủ động phát hiện.
Hình thức, mức phạt, thẩm quyền, thủ tục xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả tuân theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính và Luật Sở hữu trí tuệ.
Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
Hình thức xử phạt chính:
Hình thức xử phạt bổ sung:
Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, bao gồm hàng hóa giả; nguyên liệu vật liệu phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả; phương tiện kinh doanh, gồm cả phương tiện dịch vụ, phương tiện quảng cáo có chứa yếu tố vi phạm; văn bằng bảo hộ, giấy chứng nhận hoặc tài liệu khác bị sửa chữa, tẩy xóa hoặc giả mạo;
- Tước quyền sử dụng có thời hạn hoặc không thời hạn chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu trí tuệ, thẻ giám định viên; giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hành nghề giám định;
- Đình chỉ có thời hạn hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm.
Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
Ngoài các hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt bổ sung, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
- Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, phương tiện kinh doanh; buộc loại bỏ thông tin, chỉ dẫn về hàng hóa, dịch vụ vi phạm trên phương tiện kinh doanh, kể cả phương tiện quảng cáo, mạng điện tử hoặc thay đổi, thu hồi tên miền, tên doanh nghiệp chứa yếu tố vi phạm;
- Buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu chỉ dẫn địa lý, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp; nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp.
Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hóa quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp hoặc buộc tái xuất đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý sau khi đã loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa;
Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính:
Biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính được áp dụng theo thủ tục hành chính đối với hành vi vi phạm bao gồm:
Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính trong các trường hợp sau đây:
2. Các cơ quan thực thi có thẩm quyền xử phạt
3. Thủ tục xử lý vi phạm
a) Đơn yêu cầu xử lý vi phạm
- Người nộp đơn yêu cầu xử lý vi phạm có thể đề nghị người có thẩm quyền xử phạt áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt khi thấy xuất hiện các tình huống sau: hành vi vi phạm có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng cho người tiêu dùng hoặc xã hội; tang vật vi phạm có nguy cơ bị tẩu tán; tổ chức, cá nhân vi phạm có biểu hiện trốn tránh trách nhiệm đối với hành vi vi phạm; bảo đảm khả năng thi hành quyết định xử phạt của tổ chức, cá nhân vi phạm.
b) Quyền yêu cầu xử lý vi phạm và thẩm quyền chủ động phát hiện, xử lý vi phạm
Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền yêu cầu xử lý vi phạm (nếu không trực tiếp nộp đơn yêu cầu xử lý vi phạm thì có thể ủy quyền cho người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh, đại lý của mình hoặc tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu trí tuệ tại Việt Nam tiến hành thủ tục yêu cầu xử lý vi phạm) bao gồm:
- Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ bị thiệt hại do hành vi vi phạm bao gồm cả tổ chức được trao thẩm quyền quản lý chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam.
- Người có quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ bị thiệt hại do hành vi vi phạm, nếu không bị chủ sở hữu trí tuệ hạn chế yêu cầu xử lý vi phạm.
- Khi thực hiện yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, tổ chức, cá nhân phải nêu rõ tính chất mức độ vi phạm trong đơn yêu cầu xử lý vi phạm và cung cấp các tài liệu, chứng cứ theo quy định.
Tổ chức, cá nhân phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội, hành vi vi phạm liên quan đến hàng hóa giả có quyền thông báo và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành thù tục xác minh, xử lý vi phạm.
Khi nhận được thông báo của tổ chức, cá nhân nói trên, cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm có trách nhiệm kiểm tra và phối hợp với chủ thể quyền sở hữu trí tuệ xác minh, xử lý vi phạm.
Cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm có trách nhiệm chủ động kiểm tra, thanh tra, phát hiện và phối hợp với chủ thể quyền sở hữu trí tuệ xác minh, xử lý vi phạm liên quan đến các đối tượng sau đây:
4. Thi hành quyết định xử phạt vi phạm
Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính mà không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành. Cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế phải chịu mọi chi phí về tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế.
Thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế, thủ tục được thực hiện theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính.
III. XỬ LÝ BẰNG BIỆN PHÁP HÌNH SỰ
1. Các biện pháp xử lý hình sự
Biện pháp hình sự được áp dụng để xử lý hành vi vi phạm trong trường hợp hành vi đó có yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự. Cá nhân thực hiện hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả hoặc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.
Các biện pháp xử lý hình sự bao gồm:
2. Các cơ quan có thẩm quyền xử lý hình sự
- Công an;
- Viện Kiểm sát;
- Tòa án.
3. Quy trình, thủ tục xử lý hình sự
Khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm khởi tố vụ án và áp dụng các biện pháp do Bộ luật này quy định để xác định tội phạm và xử ý người phạm tội. Không được khởi tố vụ án ngoài những căn cứ và trình tự do Bộ luật này quy định.
Thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp hình sự tuân theo quy định của pháp luật về điều tra va tố tụng hình sự.
Tài liệu tham khảo:
Cục Quản lý thị trường - Bộ Công Thương (2011), Sổ tay Chống hàng giả và thực thi quyền Sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.
Phạm Công Thành
CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Link nội dung: https://phapluatbanquyen.phaply.vn/cac-bien-phap-xu-ly-doi-voi-hang-gia-hang-hoa-xam-pham-quyen-so-huu-tri-tue-a23.html