Thực tế quá trình phát triển cho thấy công nghiệp thời trang rất khó tránh khỏi những nhầm lẫn phát sinh, có thể là vô tình hoặc cố ý, từ đó xuất hiện những hành vi xâm phạm đến vấn đề bản quyền, quyền sở hữu trí tuệ. Những vi phạm đó thường diễn ra thế nào và cách luật pháp bảo vệ các nhà thiết kế thời trang ra sao? Bài viết dưới đây sẽ được pháp luật và bản quyền đề cập tới.
Đôi nét về thiết kế thời trang
Nhà thiết kế thời trang là những người sáng tạo, tìm tòi, nghiên cứu để cho ra đời những tác phẩm thời trang giúp làm đẹp cho con người, cho cuộc sống. Những tác phẩm thời trang được chia làm 2 hướng riêng biệt: Hướng trình diễn nghệ thuật và hướng ứng dụng thực tế, ở đó:
- Hướng trình diễn nghệ thuật là để các nhà thiết kế thể hiện ý tưởng thẩm mỹ, thử nghiệm các kỹ thuật hay chất liệu mới trong cắt may.
- Hướng ứng dụng thực tế giúp tạo ra những bộ quần áo thường ngày mà bạn vẫn thấy và mọi người vẫn mặc ở nhà, đi tiệc hay công sở...
Có thể nói, thiết kế thời trang còn là nghệ thuật của các ứng dụng của thiết kế và thẩm mỹ hay vẻ đẹp tự nhiên cho quần áo và phụ kiện. Thiết kế thời trang chịu ảnh hưởng của vĩ độ văn hóa và xã hội, và đã thay đổi theo thời gian và địa điểm.
Các nhà thiết kế thời trang cố gắng để đáp ứng mong muốn của người tiêu dùng cho quần áo được thiết kế thẩm mỹ đáp ứng được tối đa thị hiếu tiêu dùng.
Vi phạm quyền ở ngành công nghiệp này diễn ra thế nào?
Trên thực tế thiết kế thời trang hiện đại được chia làm 2 loại căn bản: Thời trang cao cấp và thời trang may mặc sẵn
Thời trang cao cấp được dành riêng cho các khách hàng nhất định và được điều chỉnh để phù hợp với khách hàng đó một cách chính xác.
Thời trang may mặc sẵn là những sản phẩm làm theo kích thước tiêu chuẩn, không làm cho khách hàng cố định nào cả, phù hợp với tất cả mọi người.
Vấn đề xảy ra ở đây, có rất nhiều hãng thời trang uy tín, quy mô lớn đều đứng trước nguy cơ bị xâm phạm bản quyền, họ đầu tư rất tốn kém kể cả về nhân lực, công nghệ và dây chuyền sản xuất để cho ra các mẫu thiết kế mới. Không may mắn thay họ lại phải đối mặt thêm với việc “ăn cắp” từ các nhà may mặc sẵn nhỏ lẻ.
Việc ăn sẵn này thật sự là bất công đối với nhà thiết kế lớn, thay vì phải tốn thời gian, công sức và tiền bạc cho việc thiết kế thì các nhà may này chỉ cần ngồi chờ là bộ sưu tập, mẫu thiết kế mới sẽ có sau đó họ sẽ sao chép và sản xuất hàng loạt tung bán ra thị trường.
Bản chất thì bản thiết kế thời trang là một đối tượng rất dễ bị đánh cắp và sao chép. Thực tế có rất nhiều sự việc đã xảy ra mới gần đây sự việc hoa hậu Ngọc Hân – trong tư cách nhà tạo mẫu tóc đã buộc phải lên tiếng trên các phương tiện thông tin đại chúng vì các mẫu thiết kế áo dài của cô đã bị một số nhà may sao chép mà không được sự đồng ý. Ngọc Hân cho biết, để có được những mẫu thiết kế này, cô và nhóm của mình đã phải trải qua một quá trình làm việc vất vả, dành nhiều tâm huyết, nhưng ngay sau khi các mẫu xuất hiện, một số nhà may đã nhanh chóng sao chép và bán tràn lan trên mạng.
Nhà thiết kế, hàng thời trang cần phải làm gì
Để tự bảo vệ mình nhiều nhà thiết kế, hãng thời trang đã đưa ra lời cảnh báo trên các trang bán chính thức của bên mình, chỉ rõ những vi phạm của các trang mạng có hành vi đạo nhái thiết kế, báo cáo cơ quan chức năng.
Tuy nhiên cũng có nhiều người làm lơ sự việc này cho dù người ảnh hưởng trực tiếp là họ cũng có một số lí do dẫ đến điều này vì những đối tượng vi phạm có những mánh khóe cao tay như thường là không có cơ sở kinh doanh cụ thể, bán online, nên rất khó để cơ quan chức năng tiến hành lập biên bản.
Để ngăn chặn mạnh mẽ được vấn nạn này thì quan trọng nhất cần đến là sự đồng tình lên án của cộng đồng. Ngay khi phát hiện các hành vi ăn cắp các mẫu thiết kế, cộng đồng cần lên án cảnh báo rộng rãi trên mạng xã hội cũng như báo cáo tới cơ quan chức năng. Về phía người tiêu dùng thật sự cũng khó vì cũng với thiết kế bắt mắt và nổi tiếng nhưng giá rao bán chỉ như “ hàng chợ” thậm chí ngược lại tùy vào từng đối tượng khách, lợi dụng thương hiệu mà nâng giá lên tầm cao để lừa dối người tiêu dùng gây mất uy tín cho nhà thiết kế chính.
Pháp luật bảo vệ bản quyền cho nhà thiết kế
Luật sở hữu trí tuệ bảo vệ các thiết kế thời trang, chúng thuộc danh mục “tác phẩm nghệ thuật”. Các tác phẩm nghệ thuật bao gồm các bức tranh, tác phẩm điêu khắc, bản vẽ, phác thảo và hoa văn cho quần áo, trang phục và phụ kiện. Kể từ những hình ảnh ở trên vải cũng được bảo vệ như tác phẩm nghệ thuật.
Để có cơ chế bảo hộ rõ ràng việc bảo hộ quyền tác giả cho bản thiết kế thời trang là vô cùng cần thiết. Khi có giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả là bằng chứng, chứng minh ai là tác giả của tác phẩm, khi có giấy chứng nhận sẽ không cần phải chứng minh quyền tác giả thuộc về mình nữa.
Lúc này khi xuất hiện vi phạm sẽ có chế tài xử lý với hành vi này bao gồm:
Đa phần các vi phạm trong lĩnh vực bản quyền thiết kế đều được xử lý theo chế tài “ dân sự”.
Mức phạt hành chính vi phạm bản quyền tại Việt Nam
Theo Nghị định số 131/2013/NĐ-CP, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quyền tác giả - quyền liên quan áp dụng với cá nhân là 250.000.000 đồng và với tổ chức là 500.000.000 đồng.
Cụ thể với từng hành vi quy định như sau:
Vấn đề về bản quyền đều là vấn đề nan giải gây khó dễ trong việc xử lý, giải quyết. Bởi vậy trước hơn hết để tự bảo vệ mình tránh khỏi những rắc rối liên quan đến vấn đề này, các nhà thiết kế cần phải có nhận thức tôn trọng quyền tác giả cũng như là ý thức chấp hành pháp luật.
Tác phẩm tốt nhất, đáng trân trọng nhất chính là sự sáng tạo kết tinh, nhào nặn từ trí óc của chính mình.
HỒNG VUI
Link nội dung: https://phapluatbanquyen.phaply.vn/thiet-ke-thoi-trang-linh-vuc-thuong-xuyen-dien-ra-vi-pham-ban-quyen-a273.html