…nhưng cũng làm nổi lên mâu thuẫn về số vắc-xin chưa được phê chuẩn.
Tự do đi lại là một trụ cột cơ bản của hội nhập châu Âu và các quan chức EU tháng trước cho biết các chứng chỉ tiêm chủng sẽ “một lần nữa cho phép công dân tận hưởng quyền cơ bản và đáng trân trọng này nhất theo quyền của khối”.
Cho đến nay, Liên minh Châu Âu xác nhận bốn loại vắc xin đủ tiêu chuẩn để được cấp chứng chỉ tiêm chủng, tất cả đều đã được phép sử dụng trong toàn khối. Đó là các loại vắc xin do Pfizer-BioNTech, Moderna, Johnson & Johnson và AstraZeneca sản xuất.
Danh mục này loại bỏ một loại vắc-xin mà cơ chế Covax đã phân phối khắp châu Phi: Covishield, một phiên bản khác của vắc-xin AstraZeneca được sản xuất tại Ấn Độ. Tuy nhiên, vaccine này lại được một số quốc gia thành viên EU chấp nhận.
Tuy không đề cập cụ thể tới EU nhưng cơ quan điều phối dự án Covax đã kêu gọi “tất cả các khu vực, quốc gia và địa phương công nhận là đã được tiêm chủng đầy đủ” với tất cả những người đã đã được tiêm vắc xin được W.H.O. chấp thuận khi thực hiện nới lỏng các hạn chế đi lại, đồng thời cảnh báo rằng nếu không thực hiện việc công nhận này sẽ tạo ra một hệ thống hai tầng.
Thông qua mã QR do mỗi quốc gia cung cấp, những người được cấp chứng chỉ tiêm chủng có thể chứng minh rằng họ đã được tiêm chủng đầy đủ, xét nghiệm âm tính hoặc có khả năng miễn dịch sau khi đã phục hồi. Điều đó sẽ miễn cho họ hầu hết các hạn chế đi lại hoặc yêu cầu cách ly.
Nhiều quốc gia châu Âu đã nới lỏng các quy tắc như vậy và mỗi quốc gia thành viên vẫn có thể khôi phục các biện pháp bảo vệ nếu tình hình dịch bệnh của một quốc gia trở nên xấu. Ví dụ, Đức đã áp đặt các hạn chế đối với khách du lịch đến từ Bồ Đào Nha, nơi đã phải đối mặt với một loạt các trường hợp dương tính mới do sự lan rộng của biến thể Delta.
Trong khi các quốc gia EU nhất trí rằng các cơ quan y tế của mỗi nước sẽ cấp giấy chứng nhận sự thiếu thống nhất lại nảy sinh ở điểm ai sẽ kiểm tra các chứng nhận đó, ở đâu và khi nào.
Lấy lý do lo ngại về quyền riêng tư, Đức và Áo đã không cấp cho các hãng hàng không quyền sử dụng các thiết bị xác minh mà họ cần để quét mã QR. Pháp đã phân phối các thiết bị như vậy ở các sân bay và Tây Ban Nha đã xây dựng một hệ thống theo đó mã QR có thể được kiểm tra trước khi hành khách đi đến sân bay.
Chứng chỉ Covid-19 kỹ thuật số là một công cụ quan trọng và lý tưởng
Riêng Ireland vẫn chưa thiết lập hệ thống xác minh chứng chỉ tiêm chủng kỹ thuật số, sau khi hệ thống y tế quốc gia của nước này bị tấn công mạng.
Những khác biệt nói trên đã làm nổi bật các thách thức mà EU đang phải đối mặt trong việc cho phép di chuyển tự do trên toàn khối.
Trong tuần này, một nhóm đại diện các hãng hàng không và sân bay đã kêu gọi các quốc gia thành viên thiết lập hệ thống xác minh trước khi khởi hành - ví dụ như đăng ký trực tuyến - nhằm tránh các tình huống hỗn loạn tại sân bay.
Chia sẻ những lo ngại của ngành du lịch, Ủy ban Châu Âu, cơ quan điều hành của khối trấn an rằng 27 các quốc gia thành viên EU đã lên kế hoạch cho hơn 10 quy trình xác minh.
Thomas Reynaert, giám đốc điều hành của Hãng hàng không Châu Âu, một tổ chức có trụ sở tại Brussels, đại diện cho các hãng hàng không lớn nhất khối, cho biết: “Chứng chỉ Covid-19 kỹ thuật số là một công cụ quan trọng và lý tưởng, giúp người dân châu Âu tự tin hơn trong việc dỡ bỏ các hạn chế đi lại. Tuy nhiên điều này chỉ có thể hiệu quả nếu các quốc gia thành viên thực thi một cách hòa hợp với nhau.”
Hoàng Nguyên (Theo The New York Times)
Link nội dung: https://phapluatbanquyen.phaply.vn/chung-chi-so-covid-19-chinh-thuc-co-hieu-luc-tai-chau-au-a397.html