Luật Hải quan giúp Nhật Bản đi đầu về bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ và tham khảo cho Việt Nam

(PLBQ). Việc mở cửa thị trường, giao lưu với thế giới đã đem lại những lợi ích lớn cho nền kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, nó cũng đặt ra nhiều thách thức với Việt Nam, trong đó, phải kể đến vấn đề kiểm soát hàng hoá và vai trò của cơ quan Hải quan trong việc kiểm soát hàng giả và hàng hoá xâm phạm quyền SHTT.

Tin liên quan: Bất cập xử lý hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ tại Cửa khẩu

Tuy nhiên trên thực tế hoạt động này cũng bộc lộ nhiều bất cập, cần tính đến giải pháp sớm sửa đổi bổ sung Luật Hải quan cho phù hợp tình hình mới, phục vụ hội nhập.

Để có những định hướng sửa đổi luật và đề xuất các biện pháp giúp chủ động hơn trong việc triển khai các quy định trên thực tế, tác giả phân tích pháp luật Nhật Bản cũng như các biện pháp mà Nhật Bản áp dụng để cơ quan Hải quan có thể vận hành trôi chảy, đáp ứng tình hình thực tế trên quốc gia của họ. Rất mong các cơ quan chức năng nghiên cứu tham khảo và vận dụng phù hợp với thực tiễn nước nhà.

Quyền hạn rộng rãi của Hải quan Nhật Bản

Thứ nhất, hải quan Nhật Bản có thẩm quyền rộng rãi và mạnh mẽ để đảm bảo thực thi biên giới, bao gồm việc nhập khẩu và xuất khẩu hàng hoá vi phạm. Hơn nữa, Luật Hải quan cũng quy định việc cưỡng chế đối với hàng hoá quá cảnh.

Thứ hai, Hải quan Nhật Bản có thẩm quyền đình chỉ việc giải phóng hàng hoá bị nghi ngờ tại biên giới và thực hiện xác định xem hàng hoá có vi phạm quyền SHTT hay không. Để đảm bảo công bằng và minh bạch quyết định, Hải quan Nhật Bản tiến hành các thủ tục thực thi phức tạp.

- Đối với đơn xin đình chỉ: Khi chủ sở hữu nộp đơn trực tiếp cho Hải quan Nhật Bản đề yêu cầu đình chỉ việc lưu thông đối với hàng hoá bị nghi ngờ vi phạm quyền SHTT. Hải quan xác nhận tính hợp lệ của các quyền và kiểm tra chứng cứ chứng minh hành vi xâm phạm. Đáng chú ý là các nhà xuất – nhập khẩu được tạo cơ hội để bày tỏ ý kiến của mình trước hải quan phê duyệt. Khi nhận được những ý kiến như vậy, Hải quan Nhật Bản tổ chức một Ban cố vấn về quyền SHTT gồm các chuyên gia và lắng nghe ý kiến của người nộp đơn để đam bảo tính minh bạch trong quyết định phê duyệt hoặc từ chối đơn.

- Khi phát hiện có hành vi vi phạm, Hải quan Nhật Bản tạo cơ hội cho chủ sở hữu quyền và nhà nhập khẩu/ xuất khẩu cơ hội bình đẳng để nộp ý kiến và bằng chứng của họ. Để đưa ra được quyết định, Hải quan Nhật Bản tham khảo ý kiến của một ban cố vấn gồm luật sư, luật sư bằng sáng chế và các học giả hàn lâm về luật SHTT.

Thứ ba, Hải quan Nhật Bản hơp tác với các Cơ quan Chính phủ khác như Văn phòng sáng chế Nhật Bản, Bộ Nông nghiệp và Ngư nghiệp, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp để đảm bảo kiến thức chuyên môn cần thiết trong việc xác định các thủ tục.

Luật Hải quan Nhật Bản chặt chẽ và hoàn thiện

Thứ nhất, bên cạnh các quy định về trình tự, thủ tục của quá trình đình chỉ hàng hoá tại biên giới, một điểm đáng chú ý của pháp luật Nhật Bản là quy định trực tiếp hình phạt tại Luật Hải quan. Hơn nữa, các hành vi vi phạm cũng  như hình phạt được quy định cụ thể cho cá nhân và pháp nhân. Việc quy định như vậy sẽ tạo được sự thống nhất và thuận lợi để các nhân viên Hải quan áp dụng. Cụ thể:

- Đối với cá nhân

- Đối với pháp nhân

Đảm bảo chuyên môn  trong hợp tác với chủ sở hữu quyền

Để đảm bảo việc thực thi quyền SHTT tại biên giới một cách hợp lý, Hải quan Nhật Bản đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn như:

Tổ chức hội thảo đào tạo để xác định hàng hoá vi phạm. Hải quan Nhật Bản mời đến những người có quyền và tổ chức các cuộc hội thảo đào tạo cho các sĩ quan. Việc học hỏi trực tiếp từ người có quyền và các chuyên gia về SHTT giúp các sĩ quan tuyến đầu này có thể tiếp thu thực tiễn kiến thức và kỹ thuật phân biệt hàng giả, hàng nhái.

Tổ chức các hoạt động tiếp cận cộng đồng. Hải quan Nhật Bản tiến hành các hoạt động tiếp cận bằng cách thăm những người có quyền và tổ chức các bài thuyết minh ngắn gọn tại các phiên họp. Tài liệu được sử dụng trong này là Đơn xin tạm dừng; Thủ tục nhận dạng; Hồ sơ tịch thu; Các loại quyền bị cưỡng chế bởi hải quan;…

Nâng cao nhận thức cộng đồng. Hải quan Nhật Bản đang tiến hành nhiều hoạt động khác nhau để nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền SHTT:

• Áp phích đã được dán tại các nhà ga, sân bay và văn phòng chính phủ.

• Các quảng cáo trên tạp chí đã được thực hiện nhắm mục tiêu đến những người tiêu dùng cá nhân.

• Hàng hóa được sao chép và buôn bán thường xuyên được trưng bày tại Bảo tàng Hải quan.

• Các chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng được tổ chức hàng năm tại các khu vực cảng lớn.

Việc pháp luật quy định chặt chẽ  cũng như  thực hiện có hiệu quả của cơ quan Hải quan đã giúp Nhật Bản là một trong những nước đi đầu về bảo hộ quyền SHTT, tạo môi trường phát triển và cạnh trạnh lành mạnh cho các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài.

Thu Hiền

Link nội dung: https://phapluatbanquyen.phaply.vn/luat-hai-quan-giup-nhat-ban-di-dau-ve-bao-ho-quyen-so-huu-tri-tue-va-tham-khao-cho-viet-nam-a411.html