Từ việc khởi tố vụ làm giả bánh cốm mang thương hiệu “Nguyên Ninh” nổi tiếng của Hà Nội đến nhìn nhận vấn nạn hàng giả, hàng nhái tràn lan trên thị trường…
Vào cuối tháng 11/2021, theo thông tin từ Công an Hà Nam, Phòng Cảnh sát Môi trường - Công an Hà Nam vừa khởi tố vụ án hình sự “Sản xuất hàng giả là thực phẩm” theo Điều 193 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 đối với Phạm Thị Hương và Quyền Đình Tới (ở thôn 4, xã Đinh Xá, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam) về hành vi sản xuất số lượng lớn bánh cốm và bánh xu xê mang nhãn hiệu “Nguyên Ninh, số 11 Hàng Than – Hà Nội” - thương hiệu bánh cốm, bánh phu thê nổi tiếng trên thị trường nhằm mục đích vụ lợi.
Đặc sản bánh cốm “Nguyên Ninh” chính gốc (Ảnh: Facebook bánh cốm Nguyên Ninh – chính gốc số 11 Hàng Than)
Tại hiện trường, cơ quan Công an thu giữ 525 hộp bánh thành phẩm các loại mang nhãn hiệu Nguyên Ninh, hơn 700kg vỏ hộp bánh mang các nhãn hiệu Nguyên Ninh, Bảo Minh, Tiên Dung. Ngoài ra, tại đây còn có 3 hệ thống máy cùng nguyên liệu, phụ gia để sản xuất bánh với số lượng lớn. Tại cơ quan công an, Hương và Tới khai nhận đã mua máy móc, nhiên liệu để sản xuất bánh truyền thống.
Vụ việc kể trên chỉ là một trong vô số các vụ việc sản xuất, bán hàng giả, hàng nhái được cơ quan công an phát hiện, điều tra, bắt giữ… Qua một số khảo sát cho thấy, hiện nay hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng có mặt ở rất nhiều phân khúc của thị trường, từ các “mẹt” hàng tạp hóa trên các phiên chợ vùng sâu, vùng xa đến hè phố các đô thị, thậm chí len lỏi, trà trộn vào cả những siêu thị cao cấp ở những đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh nhằm “thử thách” mức độ sành sỏi của khách hàng.
Đặc biệt, trong thời đại cách mạng công nghệ và nhất sau khi dịch bệnh bùng phát, người tiêu dùng bắt đầu thay đổi thói quen mua sắm truyền thống sang tiêu dùng online nhiều hơn, với 80% người tiêu dùng đã từng mua hàng online thì vấn nạn hàng giả, hàng nhái trên các sàn thương mại điện tử cũng ngày một phức tạp, là mối nguy đáng lo ngại.
Trong cả năm 2019, lực lượng thanh tra chuyên ngành về thương mại điện tử cùng với lực lượng quản lý thị trường cả nước đã thực hiện kiểm tra trên 2.400 vụ việc, xử lý trên 2.200 vụ việc vi phạm về thương mại điện tử và các hành vi lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng hoá nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả, xử phạt trên 16,9 tỷ đồng, trị giá hàng hóa vi phạm trên 40 tỷ đồng…
Cùng với đó, thực tế chứng minh rằng bất cứ ngành nghề, mặt hàng nào cũng có thể làm giả từ mỹ phẩm, dược phẩm đến hàng điện tử, gia dụng, hàng công nghệ cao, thức ăn chăn nuôi… với những biểu hiện như đa dạng về mẫu mã, “linh động” về giá cả và đặc biệt nguy hiểm hơn là còn phong phú cả về chủng loại.
Hơn thế nữa, hầu hết các hãng có uy tín, có thương hiệu, được người tiêu dùng ưa chuộng đều có nguy cơ bị làm giả, làm nhái hàng hóa. Các sản phẩm mang thương hiệu lớn như: Nike, Adidas, Lacoste, Louis Vuitton... được bày bán tràn lan từ ngoài chợ đến các cửa hàng, các trang mua bán trực tuyến, với giá bán chỉ bằng 5 - 10% so với giá hàng chính hãng. Ngoài việc làm giả các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới, các đối tượng còn làm giả cả các nhãn hàng sản xuất trong nước, thương hiệu nội địa, nhất là tình trạng hàng hóa được làm nhái với tên gọi na ná sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng. Chẳng hạn như bột giặt OMO được nhái thành bột giặt OMON, trà xanh C2 nhái thành trà xanh E2... với bao bì, mẫu mã giống hệt sản phẩm chính hãng nhằm gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
Từ đó, có thể nhận định rằng, nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng là một trong những vấn đề nhức nhối của xã hội hiện nay.
Vấn nạn hàng giả, hàng nhái xuất phát từ những nguyên nhân nào?
Việc hàng giả, hàng nhái có “cơ hội” xuất hiện trên thị trường có thể xuất phát từ một số nguyên chính sau đây:
Thứ nhất, do tính lợi nhuận mà hàng giả, hàng nhái đem lại. Sở dĩ hàng nhái, hàng giả ngày càng phát triển là do siêu lợi nhuận thúc đẩy, lôi kéo một số đối tượng tham lam vô độ. Một sản phẩm làm giả có thể đưa lại lợi nhuận gấp 5, gấp 10 lần, do đó họ bất chấp lương tri, không hề tính toán gì đến tác hại cho người tiêu dùng và xã hội.
Thứ hai, do sự “bất cập” trong cơ chế quản lý. Hiện cơ chế phối hợp, hoạt động rời rạc, thiếu sự đồng bộ về chất lượng cũng như số lượng, chức năng nhiệm vụ giữa các cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính về sở hữu trí tuệ còn chồng chéo nên nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng vẫn tràn ngập trên thị trường và chế tài xử lý đối với hành vi vi phạm còn nhẹ.
Thứ ba, chính nhiều thương hiệu có ý thức tự bảo vệ chưa tốt. Theo đó, các thương hiệu chưa triển khai cầu nối xác thực hàng hóa với người tiêu dùng để đưa đầy đủ thông tin của doanh nghiệp lên hàng hóa, ghi nhận phản ánh của người tiêu dùng đối với doanh nghiệp. Doanh nghiệp chân chính hiện tại chỉ có thể cầu cứu các cơ quan chức năng có thầm quyền mà chưa có nhiều biện pháp giúp khách hàng phân biệt được hàng hóa do mình sản xuất và hàng hóa bị làm giả, chưa có nhiều giải pháp giảm chi phí nguồn lực để giải quyết các vấn đề liên quan đến hàng giả, hàng nhái dẫn đến mất tính cạnh tranh của sản phẩm…
Thứ ba, do sự tiếp tay của người tiêu dùng. Bên cạnh một số người mua lầm phải hàng giả do khó phân biệt được đâu là hàng thật, đâu là hàng giả thì vẫn có không ít người tiêu dùng biết mình đang mua bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng nhưng vẫn không có động thái phù hợp để giúp cơ quan chức năng, doanh nghiệp kịp thời xử lý đôi khi còn chấp nhận bởi loại hàng hóa này phù hợp với túi tiền của họ…
Thứ tư, vai trò của Hội, đoàn thể của doanh nghiệp, ngành nghề trong việc hỗ trợ doanh nghiệp thành viên trong việc bảo vệ thương hiệu, nhãn hiệu còn rất hình thức, thậm chí là mờ nhạt. Đáng nhẽ ra họ phải thể hiện sức mạnh tập thể kiên quyết, triệt để trong việc yêu cầu cơ quan chức năng xử lý nghiêm hành vi xâm phạm hay hỗ trợ kỹ thuật thì họ lại chỉ quan tâm các vấn đề khác.
Tác động tiêu cực của vấn nạn hàng giả, háng nhái
Thứ nhất, tác động đến thị trường. Việc hàng giả, hàng nhái được lưu thông trên thị trường gây ảnh hưởng tiêu cực đến tính lành mạnh, cạnh tranh, động lực phát triển của thị trường, làm suy yếu sức cạnh tranh của hàng hóa chân chính trong mục tiêu phát triển trong nước, vươn ra thế giới và có thể gây đến sự lũng loạn, đứt gãy của thị trường.
Thứ hai, tác động đến các thương hiệu làm ăn “chân chính”. Việc hàng giả, hàng nhái được sản xuất, bày bán tràn lan mới mức giá có thể rẻ hơn hàng thật gấp nhiều lần gây ra sự cạnh tranh không lành mạnh, làm sụt giảm doanh thu của các thương hiệu và thậm chí ảnh hưởng đến uy tín của các thương hiệu đã mất công gây dựng, khiến người tiêu dùng hiểu lầm, dẫn đến việc quay lưng lại với sản phẩm.
Thứ ba, tác động đến người tiêu dùng. Việc sử dụng phải hàng giả, háng nhái kém chất lượng đặc biệt đối với các mặt hàng mỹ phẩm, thực phẩm gây hại trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng, về lâu dài tàn phá sức khỏe và quyền lợi của người dân.
Cần sự chung tay của Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng trên hành trình xóa bỏ vấn nạn hàng giả, hàng nhái…
Để giải quyết vấn nạn hàng giả, hàng nhái – một trong những vấn đề nhức nhối của xã hội cần sự nỗ lực và chung tay đến từ ba phía: Nhà nước, bản thân các thương hiệu và người tiêu dùng.
Về phía các cơ quan Nhà nước cần:
Theo kinh nghiệm từ các nước cho thấy vai trò tham gia của doanh nghiệp - chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ - trong thực thi là rất quan trọng. Để tự bảo vệ mình, các thương hiệu cần:
Về phía người tiêu dùng cần:
Về phía tổ chức đoàn thể
Phát huy sức mạnh tập thể, kiên quyết, triệt để trong việc yêu cầu cơ quan chức năng xử lý nghiêm hành vi xâm phạm hoặc chung tay tuyên truyền, phổ biến tẩy chay hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hỗ trợ thành viên quản trị tốt tài sản trí tuệ.
Lưu ý: Bài viết dựa trên thông tin thực tiễn và quan điểm khoa học, thực tiễn, không nhằm quảng bá cho bất kỳ, cá nhân tổ chức nào.
Nhật Vy
Link nội dung: https://phapluatbanquyen.phaply.vn/van-nan-hang-gia-hang-nhai-can-su-chung-tay-cua-nha-nuoc-doanh-nghiep-va-nguoi-tieu-dung-a628.html