Một số quy định pháp luật của Mỹ liên quan đến công nghệ chuỗi khối Blockchain và tham khảo cho Việt Nam

Việt Nam hiện chưa có hàng lang pháp lý rõ ràng cho công nghệ Blockchain để thúc đẩy sự phát triển, ứng dụng của công nghệ này. Việt Nam cũng đang trong thời kỳ hội nhập cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Để không bỏ lỡ những cơ hội, thách thức trong cuộc cách mạng này, Việt Nam đã tạo môi trường cho việc phát triển, những cái nhìn cởi mở về công nghệ mới, công nghệ chuỗi khối Blockchain qua những buổi hội thảo, trao đổi, những nghiên cứu ứng dụng thử nghiệm.

Nhìn ra Thế giới, Mỹ dường như là quốc gia đang có rất nhiều đạo luật cấp tiểu bang quy định về tính pháp lý của công nghệ blockchain này. Tuy nhiên, có thể thấy những quy định tại các bang của Mỹ về blockchain chưa thực sự cụ thể và chưa có một quy định chung cấp quốc gia về blockchain, song Việt Nam cũng nên nghiên cứu tham khảo.

anh-1-1652861640.jpg
Ảnh: minh họa

Những vấn đề chung về công nghệ Blockchain

Blockchain là một hình thức lưu trữ các hồ sơ giá trị và giao dịch trong cuộc sống. Khi chưa có Blockchain, người ta dựa vào một đơn vị trung gian/các tổ chức có khả năng bảo mật và giúp cho giao dịch được thuận lợi. Các tổ chức khác nhau ghi chép, tập hợp mọitài sản giá trị hoặc giao dịchtheo những hồ sơ và trong hệ thống riêng của họ. Các hoạt động này có thể diễn ra ở lĩnh vực tài chính hoặc phi tài chính dựa trên cơ sở niềm tin. Chẳng hạn, tại các cửa hàng khi được người mua thanh toán bằng tiền mặt, người bán nhận khoản tiền này và tin rằng họ có thể sử dụng tờ tiền do chính phủ phát hành để mua các sản phẩm, dịch vụ cần thiết khác. Khi chuyển khoản để chi trả cho các nhu cầu, người chuyển khoản tin rằng các ngân hàng sẽ chuyển một khoản tiền chính xác từ tài khoản ngân hàng của mình tới tài khoản của đối tác. Người có tài khoản ngân hàng và thẻ tín dụng cũng tin rằng các công ty phát hành thẻ tín dụng và ngân hàng sẽ đảm bảo thông tin của thẻ tín dụng, thông tin về số dư tài khoản, hồ sơ giao dịch của họ được an toàn, chính xác và bảo mật.

Vấn đề lo ngại xảy ra khi không có niềm tin vào các đơn vị trung gian. Chẳng hạn, lo ngại khi các ngân hàng, các tổ chức tài chính phá sản, chính phủ đóng băng các khoản rút tiền từ ngân hàng, hoặc lo ngại khi đồng tiền không được nhiều cửa hàng chấp nhận, hoặc lo ngại về tội phạm tràn lan trong khi không có hệ thống pháp luật hữu hiệu. Công nghệ Blockchain với một cơ sở dữ liệu được xây dựng tạo nên niềm tin giữa các cá nhân, giúp loại bỏ yêu cầu phải có các đơn vị trung gian để mọi người được giao dịch trực tiếp với nhau. Mọi cá nhân trong Blockchain đều có thể quan sát, kiểm tra các giao dịch.

Blockchain là một hình thức lưu trữ các hồ sơ giá trị và giao dịch trong cuộc sống. Khi chưa có Blockchain, người ta dựa vào một đơn vị trung gian/các tổ chức có khả năng bảo mật và giúp cho giao dịch được thuận lợi. Công nghệ Blockchain với một cơ sở dữ liệu được xây dựng tạo nên niềm tin giữa các cá nhân, giúp loại bỏ yêu cầu phải có các đơn vị trung gian để mọi người được giao dịch trực tiếp với nhau. Mọi cá nhân trong Blockchain đều có thể quan sát, kiểm tra các giao dịch.

 Lịch sử của blockchain

Blockchain dựa trên nền tảng mật mã học, tức là các thông điệp được mã hóa. Vào những năm 80 của thế kỉ 20, nhiều nghiên cứu được phát triển nhằm ứng dụng mật mã học kết hợp với chuỗi dữ liệu an toàn và sự ra đời của tiền ảo. Năm 1997, Adam Back tạo ra thuật toán Bằng chứng Xử lý để giới hạn email rác quảng cáo. Thuật toán này yêu cầu người gửi e-mail phải chứng minh họ đã giải được một mảnh ghép tính toán trước khi gửi thư. Hoạt động này yêu cầu người thực  hiện gửi thư phải huy động nhiều nguồn lực, công suất tính toán khiến cho việc gửi e-mail quảng cáo trở nên đắt đỏ hơn và không dễ gửi tràn lan. Năm 1998, Wei Dai có bài viết tạo ra nền tảng cho đồng tiền kỹ thuật số, bao gồm Bitcoin.

Năm 2008, Satoshi Nakamoto viết bài tổng quan về sự hình thành Bitcoin và các khối giao dịch kết nối. Năm 2009, Nakamoto Satoshi sáng tạo ra mạng lưới Bitcoin cùng Blockchain đầu tiên. Blockchain lần đầu được nhắc đến với cụm từ “Blockchain” trong mã nguồn nguyên thủy cho Bitcoin. Blockchain là đặc điểm cốt lõi của Bitcoin, giúp ngăn chặn tình trạng giao dịch lặp chi và hoạt động với vai trò sổ cái công khai phân tán cho tất cả các giao dịch trên mạng lưới Bitcoin.

Một số quy định pháp luật của Mỹ liên quan đến công nghệ chuỗi khối Blockchain

Thụy Sĩ là một trong những nước tiên phong trong lĩnh vực blockchain. Một trong những thành phố của nó, thành phố Zug khởi đầu một số công ty blockchain và cung cấp một chính sách thuế linh hoạt và vững chắc cho các công ty về blockchain.

Trung Quốc có thể được xem là mảnh đất của sự bùng nổ blockchain trong lĩnh vực gây quỹ, đầu cơ tài chính, tuy vậy các chuyên gia của đất nước này tin rằng công nghệ blockchain có thể giải quyết các vấn đề khác trong thế giới thực.

Tại Mỹ, mỗi tiểu bang lại ban hành những đạo luật khác nhau đối với công nghệ Blockchain:

- Bang Delaware: Thống đốc Bang đã ký Đạo luật SB 69 mở ra kỷ nguyên công nghệ sổ kế toán phân tán trong quản trị doanh nghiệp. Đạo luật SB 69 sửa đổi một số quy định trong Luật Doanh nghiệp của Delaware cho phép các doanh nghiệp được sử dụng mạng và cơ sở dữ liệu điện tử, bao gồm công nghệ sổ cái phân tán, để lưu trữ và duy trì tất cả các hồ sơ doanh nghiệp và gửi thông báo cho các cổ đông. Cụ thể, các doanh nghiệp ở Delaware có thể sử dụng công nghệ blockchain để duy trì các sổ cái cổ phiếu. Phiên bản cũ của đạo luật cho phép một doanh nghiệp có quyền kiểm soát trực tiếp và duy trì thông tin trên sổ cái cổ phiểu của nó. Tuy nhiên, trong phiên bản mới này cho phép sổ cái cổ phiếu của doanh nghiệp được duy trì bởi mạng ngang hàng P2P. Bất kỳ công nghệ blockchain được các doanh nghiệp sử dụng để duy trì sổ cái cổ phiếu đều có khả năng chuẩn bị và lưu trữ những thông tin cụ thể theo quy định của Luật doanh nghiệp Delaware, đồng thời có khả năng ghi lại những sự chuyển giao cổ phiếu. Ngoài ra, những doanh nghiệp duy trì các bản ghi bằng công nghệ blockchain phải có khả năng chuyển đổi các bản ghi số sang định dạng giấy dễ dàng đọc được.

- Bang Vermont: Thống đốc Bang đã ký Đạo luật SB 135 có liên quan đến công nghệ blockchain. Trong đó, Bang Vermont nhận thức được tầm quan trọng của công nghệ blockchain, đồng thời yêu cầu Trung tâm cải cách luật pháp của Trường luật Vermont, phối hợp với Ủy ban tải chính Vermont, Bộ trưởng phát triển thương mại và cộng đồng Vermont, và Bộ trưởng Bô tư pháp Vermont xây dựng báo cáo gửi Đại hội đồng bang Vermont vv đánh giá việc phát triển những ứng dụng tài chính của công nghệ blockchain. Vào 7/12/2017, Trung tâm cải cách pháp luật của bang Vermont đã ban hành báo cáo với tiêu đề “Báo cáo công nghệ tài chính” trình bày và đưa ra những khuyến nghị theo đuổi những sáng kiến công nghệ tài chính bao gồm cả blockchain.

- Bang Arizona đã thông qua Đạo luật HB 2417 chính thức công nhận những chữ ký và hợp đồng điện tử (smart contracts) được đảm bảo qua blockchain. Trong đó, đạo luật cũng định nghĩa công nghệ blockchain như một công nghệ sổ cái phân tán trong đó dữ liệu trên sổ cái được bảo vệ bằng mật mã, không thể thay đổi, có thể kiểm tra và cung cấp một sự chính xác không cần kiểm duyệt.

HB 2417 sửa đổi Luật Giao dịch Điện tử Arizona (AETA) đó là bản ghi điện tử, chữ ký điện tử trên hợp đồng và hợp đồng thông minh được bảo đảm thông qua công nghệ blockchain và được sử dụng cho các giao dịch liên quan đến giao dịch hàng hóa, cho thuê … được coi là một hồ sơ điện tử và được thi hành theo AETA. Đạo luật cũng quy định cụ thể một hợp đồng thông minh là một chương trình dựa trên sự kiện đầu vào được chạy trên sổ cái công nghệ blockchain và có thể hướng việc chuyển giao tài sản trên sổ cái đó. Sự sửa đổi này cho phép các hợp đồng thông minh và các chữ ký số thông qua blockchain có cùng hiệu lực pháp lý, tính hợp lệ và khả năng thực thi như các bản sao bằng giấy của chúng.

- Bang Nevada ban hành Đạo luật SB 398 đưa ra khuôn khổ cho việc sử dụng và thực thi công nghệ Blockchain trong các hợp đồng, cũng như chữ ký trong các bản ghi điện tử. Đạo luật này điều chỉnh Luật giao dịch điện tử đồng nhất của Nevada (công nhận tính pháp lý đối với bản ghi, chữ ký và hợp đồng điện tử tuân theo những điều kiện cụ thể).

Tương tự như bang Arizona, đạo luật SB 398 công nhận những tài liệu thông qua blockchain như một bản ghi điện tử, đáp ứng yêu cầu như đối với một bản ghi hoặc chữ ký trên giấy trong những trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, đạo luật này đưa ứng dụng blockchain đi một bước tiến xa hơn so với đạo luật của bang Arizona, hạn chế thuế, và cấp phép liên quan đến blockchain.

Đạo luật cấm chính quyền địa phương:

+ Áp đặt thuế hoặc phí đối với việc sử dụng blockchain;

+ Yêu cầu chứng nhận, giấy phép hoặc giấy phép sử dụng blockchain;

+ Áp đặt bất kỳ yêu cầu nào khác có liên quan đến việc sử dụng blockchain.

- Bang Wyoming

Wyoming đang trong quá trình thông qua những quy định liên quan đến điện tử và blockchain. Vào tháng Hai, hai trong số năm dự luật về blockchain đầu tiên đã được Hạ viện Wyoming nhất trí thông qua và hiện đã được gửi đến Thượng viện, và được mong đợi cũng sớm được thông qua.

+ Dự luật đầu tiên - dự luật HB 19, bãi miễn tiền điện tử từ Luật chuyển tiền của Wyoming, trong Luật này đòi hỏi giấy phép cho các chuyên gia và doanh nghiệp sử dụng việc chuyển tiền điện tử.

+ Dự luật thứ hai HB70 miễn trừ các mã token blockchain khỏi các quy định trong chứng khoán truyền thống. Nếu các mã token blockchain này đáp ứng các tiêu chí nhất định, chúng không được phân loại là chứng khoán và không cần phải được đăng ký như một loại chứng khoán trong tiểu bang. Ngoài ra, dự luật HB 70 cũng miễn trừ các nhà phát triển, tổ chức phát hành và nhà môi giới ra khỏi phạm vi áp dụng của Luật chuyển tiền của Wyoming.

Mỹ dường như là quốc gia đang có rất nhiều đạo luật cấp tiểu bang quy định về tính pháp lý của công nghệ blockchain này. Tuy nhiên, có thể thấy những quy định tại các bang của Mỹ về blockchain chưa thực sự cụ thể và chưa có một quy định chung cấp quốc gia về blockchain.

Tại Việt Nam cũng không ngoại lệ, Việt Nam chưa có hàng lang pháp lý rõ ràng cho công nghệ Blockchain để thúc đẩy sự phát triển, ứng dụng của công nghệ này. Việt Nam cũng đang trong thời kỳ hội nhập cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Để không bỏ lỡ những cơ hội, thách thức trong cuộc cách mạng này, Việt Nam đã tạo môi trường cho việc phát triển, những cái nhìn cởi mở về công nghệ mới, công nghệ chuỗi khối Blockchain qua những buổi hội thảo, trao đổi, những nghiên cứu ứng dụng thử nghiệm, …

Một số vấn đề pháp lý liên quan đến công nghệ chuỗi khối Blockchain

Những điểm ưu việt của Blockchain đang được nghiên cứu để ứng dụng vào đời sống thực tế, nhưng có một số vấn đề liên quan đến pháp lý đối với công nghệ này chưa có lời giải tối ưu:

- Không thể thay đổi và không thể hủy ngang

Chúng ta đều biết, cơ chế của Blockchain là chống lại sự giả mạo, sự thay đổi; bất kỳ một khối dữ liệu nào được sinh ra và liên kết trong chuỗi thì khả năng thay đổi dường như là không thể. Tuy nhiên, khi những quy định pháp luật có liên quan thay đổi và có hiệu lực, vậy với đặc tính không thể thay đổi và không thể hủy ngang của công nghệ blockchain sẽ là một vấn đề thách thức.

- Bảo vệ dữ liệu quan trọng

Bất kể công nghệ thay đổi như thế nào, việc bảo vệ dữ liệu cá nhân sẽ luôn là ưu tiên hàng đầu. Nhưng trên Blockchain, tất cả dữ liệu được phân tán, và tất cả các bên tham gia đều có thể có quyền truy cập vào nó, tức ai tham gia đều có thể xem được thông tin. Trong một mạng Blockchain công cộng, rất khó có thể ấn định ai sẽ là người chịu trách nhiệm lưu giữ và bảo vệ dữ liệu. Trong những tình huống này, Blockchain chứa nhiều nút thông tin, thường ở nhiều quốc gia, với nhiều chủ sở hữu, một số trong số đó là ẩn danh, trừ khi có những quy định tại chỗ để quy định người chịu trách nhiệm bảo vệ dữ liệu.

- Vấn đề với Hợp đồng thông minh

Với Hợp đồng thông minh, giao dịch chỉ có thể được thực hiện khi tất cả các điều kiện đã được thỏa mãn; mọi bước trong mỗi giao dịch đều hiển thị, có thể theo dõi, xác minh và bảo mật; trên lý thuyết, không có cơ hội nào cho một giao dịch có thể xảy ra mà khi tất cả các điều kiện trong hợp đồng chưa được hoàn thành.

Nhưng làm thế nào để đảm bảo rằng các hợp đồng thông minh Blockchain vẫn đáp ứng tất cả các yêu cầu cơ bản của một hợp đồng giấy? Đây là lý do tại sao tất cả các điều khoản của hợp đồng phải rõ ràng, và tất cả các bên phải hiểu tất cả các điều khoản trước khi đồng ý và ký hợp đồng. Như vậy, sẽ cần có thêm hướng dẫn cụ thể hơn về việc ứng dụng hợp đồng thông minh vào các lĩnh vực, ngành nghề cụ thể.

Mặt khác, về bản chất hợp đồng thông minh là các điều khoản pháp lý được dịch sang ngôn ngữ lập trình, điều này có thể khá phức tạp và khiến rất nhiều chỗ (mã code) bị lỗi. Bê cạnh đó, các bên tham gia hợp đồng thông minh có thể nằm ở các quốc gia khác nhau, vậy rất khó để chắc chắn rằng họ có thể hiểu, thống nhất và có một cách nhìn chung về các điều kiện của hợp đồng.

Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Ban chấp hành Trung ương về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã vạch ra định hướng đi tắt đón đầu công nghiệp 4.0, và công nghệ Blockchain được xác định là một trong những công nghệ trọng tâm.

Tuy nhiên, nhà nước cần có những chính sách, hành lang pháp lý cụ thể đối với công nghệ này. Khi chúng ta chưa hiểu rõ về một nội dung cụ thể, ta có thể nghiên cứu những ứng dụng làm thí điểm cải tiến các quy trình công nghệ, quan sát tính hiệu quả để từ đó đưa ra các quy định pháp lý, cơ chế chính sách để có thể thúc đẩy phát triển ứng dụng cho Blockchain; ví dụ như mô hình sandbox (một cơ chế quản lý thử nghiệm) đang được áp dụng tại nhiều quốc gia và hiện tại Việt Nam cũng đang dần dần áp dụng mô hình này.

Những vấn đề pháp lý cho nền tảng blockchain ở Việt Nam

Ứng dụng, phát triển các sản phẩm, dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ blockchain ở Việt Nam chủ yếu tập trung vào 2 nhóm vấn đề.

Thứ nhất, các vướng mắc pháp lý liên quan, trong đó chủ yếu là 2 vướng mắc chính về sự chưa rõ ràng, chưa có khung pháp lý liên quan đến huy động vốn qua việc phát hành tài sản mã hóa, tiền mã hóa (như ICO, ITO hay STO) và giao dịch tài sản mã hóa, tiền mã hóa, trong đó chủ yếu liên quan đến việc vận hành sàn giao dịch tài sản mã hóa, tiền mã hóa.

Thứ hai, chưa có hệ sinh thái khuyến khích ứng dụng, phát triển công nghệ blockchain, trong đó có việc các cơ quan nhà nước chưa thật sự tiên phong trong ứng dụng công nghệ blockchain trong quản lý nhà nước, cung cấp dịch vụ công.

Cần lưu ý là ngoại trừ vướng mắc về pháp lý chủ yếu liên quan đến việc huy động vốn hoặc quy chế pháp lý cho các tài sản mã hóa được cung cấp bởi các nền tảng blockchain hoặc tham gia cung cấp sản phẩm dịch vụ trong một số lĩnh vực yêu cầu đáp ứng các quy định chặt chẽ (như: thanh toán, sàn giao dịch), nhiều doanh nghiệp cơ bản không gặp vướng mắc trong việc phát triển, kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ của mình (như truy xuất nguồn gốc nông sản). Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là tạo lập môi trường, hệ sinh thái thân thiện với ứng dụng công nghệ blockchain nhằm gia tăng tính công khai, minh bạch, chống gian lận.

Trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Chính phủ, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự kinh tế Nguyễn Thanh Tú cho biết có một số vấn đề lớn đặt ra đối với công nghệ blockchain ở Việt Nam hiện nay là pháp lý và quản lý.

Về pháp lý, chúng ta chưa có luật nên cần ban hành nghị định thí điểm và quản lý cần phát triển công nghệ số và ứng dụng blockchain theo kịp sự phát triển hiện nay.

Trên cơ sở đó, Bộ Tư pháp đề xuất một số định hướng để xây dựng, hoàn thiện chính sách và khung pháp lý cho các sản phẩm, dịch vụ được phát triển trên nền tảng công nghệ blockchain, gồm:  Tạo môi trường tối ưu cho đổi mới sáng tạo nhưng cần đảm bảo tính trung lập về công nghệ theo hướng thị trường tự quyết định lựa chọn công nghệ; tận dụng khung pháp lý hiện hành để quản lý, xử lý các vấn đề liên quan nhưng cho phép các ngoại lệ hoặc ban hành các văn bản điều chỉnh (có thể mang tính thí điểm) trong trường hợp cần thiết cho từng vấn đề (nhóm vấn đề) cụ thể.

Nguồn Luatminhkhue.vn

Link nội dung: https://phapluatbanquyen.phaply.vn/mot-so-quy-dinh-phap-luat-cua-my-lien-quan-den-cong-nghe-chuoi-khoi-blockchain-va-tham-khao-cho-viet-nam-a991.html