Những cơ hội và ưu đãi đầu tư vào Việt Nam thời hậu COVID-19

(PLBQ). Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang hoành hành trên toàn cầu như hiện nay, nền kinh tế của hầu hết các quốc gia đều bị ảnh hưởng nặng nề. Và Việt Nam cũng không ngoại lệ.

Theo The Asian Development Outlook Update (ADO), tăng trưởng của Việt Nam đã bị giảm xuống còn 1,8% trong năm 2020. Điều này được phản ánh dựa trên tình trạng giảm sút nhiều mặt gây ra những thiệt hại cho nền kinh tế nói chung và hoạt động đầu tư nước ngoài nói riêng.

Một trong những nguyên nhân chính của những khó khăn kể trên chủ yếu là do hệ lụy của dịch Covid-19 từ đầu năm nay và sau đó là đợt bùng dịch thứ hai hồi tháng 7 vừa rồi.

Việt Nam đã làm những gì để đối phó với thực trạng ?

Trước những khó khăn nêu trên, Việt Nam đã có những quyết sách quyết liệt, kịp thời để ngăn chặn và giảm thiểu đại dịch và khắc phục hậu quả do dại dịch gây ra, đồng thời, ban hành những chính sách, văn bản pháp luật phù hợp để nhằm củng cố tăng trưởng kinh tế trong nước, đồng thời thu hút đầu tư nước ngoài,  nhất là trong bối cảnh đang có rất nhiều tập đoàn kinh tế lớn đang lần lượt rút các dự án đầu tư của họ ra khỏi Trung Quốc để tìm kiếm điểm đến mới ở các nước trong khu vực Châu Á.

(1) Ban hành các Chính sách & Pháp luật:

Thực ra, kế hoạch tăng trưởng quốc nội và thu hút đầu tư nước ngoài không phải chỉ mới được Nhà nước Việt Nam đưa ra khi cả thế giới đang chịu ảnh hưởng của đại dịch, ngược lại, kế hoạch này đã được chuẩn bị từ trước, cụ thể là Nghị quyết số 50/NQ-TW của Bộ Chính trị ban hành ngày 10 tháng 8 năm 2019 về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách và nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030 (“Nghị quyết số 50”). Nghị quyết số 50 đã nêu rõ mục tiêu và chiến lược của Việt Nam về đầu tư nước ngoài trong thời gian tới, đó là thu hút có chọn lọc những dự án quy mô lớn, thân thiện môi trường, có tác động lan tỏa, công nghệ hiện đại, có kết nối với các doanh nghiệp Việt Nam, ưu tiên các dòng vốn chất lượng, hiệu quả, phù hợp với nhu cầu hợp tác đầu tư của Việt Nam.

Bên cạnh chiến lược thu hút các dự án có quy mô lớn, Việt Nam vẫn rất chú trọng thu hút các nhà đầu tư vừa và nhỏ vì các nhà đầu tư này có thể đáp ứng dễ dàng và nhanh chóng theo các yêu cầu của Viêt Nam về bảo vệ môi trường, chuyển giao công nghệ, tạo việc làm và xúc tiến liên kết với các doanh nghiệp trong nước.

(2) Những hành động thực tế giai đoạn hậu Covid-19:

Khi virus corona mới bắt đầu xảy ra vào đầu năm 2020 trong khi hầu hết các quốc gia còn coi nhẹ việc phòng ngừa thì Việt Nam đã chủ động công bố các biện pháp cứng rắn để kiểm soát sự lây lan trên diện rộng. Khi virus corona sau đó nhanh chóng lây lan và trở thành đại dịch trên toàn cầu làm xáo động mọi nền kinh tế của hầu hết các quốc gia trên thế giới thì Việt Nam, mặc dầu cũng bị ảnh hưởng theo đó, nhưng nhờ phản ứng nhanh và quyết đoán nên đã bước đầu khống chế thành công được đại dịch.

Và khi đợt bùng phát dịch thứ hai xảy ra hồi tháng 7 năm 2020, Việt Nam một lần nữa đã kiểm soát tốt được sự lây lan. Mặc dù vẫn còn khá sớm để khẳng định, nhưng có thể nói rằng cho đến nay Việt Nam đã có thể đảm bảo khả năng của mình trong việc thực hiện mục tiêu kép, đó là không chỉ khống chế được thành công đại dịch mà còn đảm bảo sự ổn định về nhiều mặt như chính trị, kinh tế, xã hội và góp phần quan trọng trong việc bảo đảm an tâm đầu tư kinh doanh. Đây cũng là điều mong muốn của tất cả các chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư.

Hoạt động vận tải hoàng hóa trên thế giới (Ảnh: Pixabay.com)

Để đạt được những kết quả trên, Nhà nước Việt Nam đã thực hiện một số hành động thực tế nổi bật như sau:

(3) Một số lợi thế góp phần thu hút đầu tư nước ngoài:

Bên cạnh những biện pháp thu hút đầu tư nước ngoài của Chính phủ đã nêu ở trên, còn có những yếu tố thuận lợi góp phần tạo nên sức hấp dẫn từ thị trường Việt Nam khiến các nhà đầu tư nước ngoài đặt niềm tin hoàn toàn vào quốc gia này và càng làm nâng cao uy tín, vị thế về năng lưc cạnh tranh của Việt Nam với các nước.

Một số yếu tố nổi bật như sau:

Việc tham gia ký kết các FTA của Việt Nam là điểm nổi trội khác biệt nhất của Việt Nam so với các nước khi cùng các nước khác cạnh tranh để thu hút đầu tư. Những lợi ích có thể thấy trước được dành cho những hoạt động xuất nhập khẩu, đặc biệt là các ưu đãi dành cho các đơn hàng có xuất xứ từ Việt Nam.

Thay lời kết

Mặc dù hiện tại Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng với những gì đã nêu ở trên cho thấy Việt Nam đã thể hiện khả năng phục hồi mạnh mẽ hơn hầu hết các nền kinh tế tương tự.

Đồng thời, với những động thái hết sức tích cực của Việt Nam trong thời gian qua như: tham gia các Hiệp định thương mại tự do; kịp thời sửa đổi bổ sung nhiều chính sách pháp luật kinh tế, cụ thể  đã điều chỉnh rất nhiều chính sách ưu đãi về thuế, thủ tục, giá cho thuê đất,…; cải thiện chất lượng lao động, nâng cao tay nghề và năng lực quản trị,…, hoàn toàn có thể nhận thấy đây là những yếu tố thuận lợi giúp Việt Nam nhanh chóng nâng cao hình ảnh, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài.

Rõ ràng rằng Covid-19 có làm ảnh hưởng đến việc đi lại của các nhà đầu tư trên thế giới cũng như các quyết định đầu tư mới và mở rộng quy mô các dự án của họ, nhưng một thực tế không thể phủ nhận đó là vẫn có rất nhiều trong số họ đang rất quan tâm đến và mong muốn đặt điểm đến đầu tư vào thị trường Việt Nam./.

ĐẶNG NHUNG

Link nội dung: https://phapluatbanquyen.phaply.vn/nhung-co-hoi-va-uu-dai-dau-tu-vao-viet-nam-thoi-hau-covid-19-a154.html