Hợp tác kinh tế là nền tảng trong quan hệ Singapore và Việt Nam

Đinh Văn Chiến

Nhân dịp Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm cấp Nhà nước tới Singapore, đây là cơ hội để tái khẳng định mối quan hệ song phương bền chặt giữa Singapore và Việt Nam, tăng cường hợp tác giữa hai nước và thảo luận những cách thức nhằm thúc đẩy mối quan hệ song phương trong giai đoạn phục hồi hậu đại dịch Covid-19.

Với gần 100 triệu dân, đa phần là dân số trẻ và chăm chỉ, Việt Nam có điều kiện thuận lợi để trở thành động lực chính thúc đẩy tăng trưởng và hội nhập kinh tế trong khu vực. Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên thế giới đạt được tăng trưởng kinh tế dương trong năm 2020 trong bối cảnh dịch bệnh. Điều này cho thấy độ dẻo dai của nền kinh tế Việt Nam, vốn được kỳ vọng sẽ là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất của khu vực trong năm 2022.

Các Khu công nghiệp Việt Nam-Singapore (VSIP) là các dự án hình mẫu trong quan hệ hai nước. Trong 25 năm kể từ khi VSIP đầu tiên được thành lập, đến nay đã có 10 khu ở 7 địa phương, thu hút 14 tỷ USD đầu tư và tạo hơn 270.000 việc làm ở Việt Nam. Các VSIP cũng đang nỗ lực để duy trì thích ứng bằng việc tích hợp đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững cho phù hợp với các ngành nghề trong tương lai. Khi Việt Nam phát triển thành quốc gia có thu nhập trung bình, các công ty của Singapore tiếp tục tìm kiếm những cơ hội mới trong các lĩnh vực như thương mại điện tử, logistics, giáo dục, dịch vụ ăn uống và lối sống, và các giải pháp đô thị. 

Khu công nghiệp Việt Nam-Singapore (VSI{P) tại Bình Dương. (Nguồn: BBD)

Khu công nghiệp Việt Nam-Singapore (VSI{P) tại Bình Dương. (Nguồn: BBD).

Các công ty Singapore đang rất hăng hái góp mặt vào “câu chuyện” tăng trưởng của Việt Nam. Bất chấp dịch bệnh, họ nhìn thấy cơ hội để đa dạng hóa và mở rộng sự hiện diện ở Việt Nam. Về tổng thể, Singapore là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn thứ ba vào Việt Nam, sau Nhật Bản và Hàn Quốc, trong đó có hai năm liên tiếp mới đây dẫn đầu về rót vốn FDI cho Việt Nam. Với tổng vốn đầu tư tích lũy trị giá 62,55 tỷ USD với hơn 2.600 dự án ở 45/63 tỉnh thành của Việt Nam, Singapore cũng là nhà đầu tư hàng đầu trong ASEAN vào Việt Nam. Chúng tôi liên tục là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam.

Singapore và Việt Nam cũng là những đối tác lâu đời trong phát triển nguồn nhân lực, và hai bên đều tin rằng đây là yếu tố then chốt đối với sự tiến bộ và phát triển bền vững. Việt Nam vẫn là đối tác hàng đầu của Chương trình hợp tác Singapore (SCP) với hơn 20.000 quan chức Việt Nam tham gia các khóa học của chúng tôi kể từ năm 2002.

Năm 2021, hai nước đã kỷ niệm 20 năm thành lập Trung tâm hợp tác Việt Nam-Singapore. Tôi đặc biệt tự hào rằng trong bối cảnh có những gián đoạn do đại dịch gây ra, các chương trình đào tạo giữa hai nước chưa bao giờ bị trì hoãn. Trong hai năm qua, chúng tôi đã nâng cấp Trung tâm để chuyển đổi sang các khóa học trực tuyến và đã triển khai 36 khóa học trực tuyến cho hơn 600 quan chức.

Mối quan hệ và sự tương tác thường xuyên giữa người dân hai nước, hai dân tộc cũng góp phần thúc đẩy quan hệ song phương. Trong nhiều năm qua, người dân hai nước đã tạo dựng được những mối liên kết lâu dài thông qua trao đổi giáo dục và du lịch.

Bộ Công Thương cho biết, thời gian qua cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Singapore tương đối bền vững với các mặt hàng có kim ngạch cao. Cụ thể như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; phương tiện vận tải và phụ tùng; điện thoại các loại và linh kiện; thủy tinh và các sản phẩm thủy tinh.

Việt Nam sở hữu nhiều mặt hàng tiềm năng xuất khẩu sang Singapore

Sau 2 tháng năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu song phương giữa Việt Nam và Singapore ước đạt 1,3 tỷ USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm 2021. (Nguồn: Cafe F)

Bên cạnh đó, các mặt hàng nông, thủy sản là những mặt hàng tiềm năng mà Việt Nam có thế mạnh để thúc đẩy xuất khẩu như: gạo, rau, củ, quả, thủy sản... Đặc biệt, các loại gạo chính Việt Nam xuất khẩu sang Singapore là gạo nếp, gạo trắng, gạo vỡ, gạo đồ.

Bộ Công Thương cho biết thêm, ngoài những mặt hàng đang có mặt tại các hệ thống siêu thị của Singapore như: vải, hồng xiêm, chanh leo, Singapore còn quan tâm đến quả vú sữa, nhãn, mãng cầu, các loại rau lá, đậu bắp, bí, dưa chuột của Việt Nam.

Đáng chú ý, Việt Nam là nước xuất khẩu thủy sản đứng thứ 4 sang Singapore, chiếm 12% tổng nhập khẩu thủy sản của Singapore từ các đối tác.

Các mặt hàng cá phi lê đông lạnh và cá chế biến của Việt Nam luôn duy trì thị phần tại Singapore trên 20%.

Ngoài ra, Singapore rất quan tâm đến các mặt hàng thủy sản cao cấp như: tôm mũ ni, tôm càng xanh, tôm hùm, cá mú, thủy hải sản khô, thủy hải sản đóng hộp và các sản phẩm thủy hải sản chế biến.

Thống kê cho thấy, sau 2 tháng năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu song phương giữa Việt Nam và Singapore ước đạt 1,3 tỷ USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm 2021.

Các mặt hàng xuất khẩu chính gồm: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; điện thoại các loại và linh kiện; thủy tinh và các sản phẩm thủy tinh; xăng dầu các loại; gạo; rau, quả; thủy sản...

Ở chiều ngược lại, trong 2 tháng qua nhập khẩu của Việt Nam từ Singapore ước đạt 643 triệu USD, giảm 2,3% so với cùng kỳ năm 2021.

Theo đó, các mặt hàng nhập khẩu chính gồm: máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, máy vi tính, sản phẩm linh kiện và điện tử; hóa chất; chất thơm, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh; chất dẻo nguyên liệu; xăng dầu các loại; sản phẩm khác từ dầu mỏ.

Singapore mong muốn duy trì mối quan hệ đối tác với Việt Nam trong tương lai bằng việc mở rộng sang các lĩnh vực mới nổi và hợp tác trong chương mới của quá trình phát triển. Năm 2023 hai nước sẽ kỷ niệm 50 năm quan hệ song phương và 10 năm quan hệ đối tác chiến lược. Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan cho biết có hai lĩnh vực nổi bật trong quan hệ hai nước thời gian tới:

Thứ nhất, đẩy nhanh hợp tác về kinh tế số. Đây là ưu tiên đối với cả Singapore lẫn Việt Nam, bao gồm nhiều lĩnh vực mới như an ninh mạng, thành phố thông minh, đổi mới sáng tạo, trí tuệ nhân tạo và thanh toán số. Covid-19 đã làm nổi bật vai trò quan trọng của thương mại số và thương mại điện tử trong việc đảm bảo sự phục hồi của chuỗi cung ứng và tính liên tục của hoạt động kinh doanh.

Thứ hai là phát triển bền vững. Giống như Covid-19, biến đổi khí hậu là vấn đề mang tính toàn cầu chỉ có thể được giải quyết thông qua nỗ lực tập thể của các chính phủ và người dân trên toàn thế giới. Singapore mong muốn hợp tác với Việt Nam khi gia tăng đầu tư vào cơ sở hạ tầng bền vững và năng lượng tái tạo, với mục tiêu đầy tham vọng là đạt được không phát thải khí carbon vào năm 2050.

Bạn đọc đặt tạp chí Pháp lý dài hạn vui lòng để lại thông tin.