Thực trạng giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức có mục đích lợi nhuận
Gần 20 năm nhìn lại kể từ khi Luật Sở hữu trí tuệ đầu tiên của nước ta được thông qua (năm 2005), các quan hệ kinh tế, thương mại có xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ ngày một phát sinh đa dạng và phức tạp hơn so với những gì mà chúng ta có thể mường tượng ra cách đây 20 năm. Cũng chính vì vậy, việc đảm bảo một cơ chế rõ ràng, minh bạch trong giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ lại trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Góp vốn kinh doanh bằng nhãn hiệu, sáng chế cần lưu ý những gì?
Trước thời đại công nghệ, khoa học ngày càng phát triển, tài sản góp vốn không chỉ tập trung vào tài sản hữu hình mà còn cả tài sản vô hình như nhãn hiệu hàng hóa, sáng chế công nghiệp.
Cân bằng lợi ích giữa quyền của chủ sáng chế đối với dược phẩm và quyền được chăm sóc sức khỏe của công dân khi thực thi cam kết tại EVFTA của Việt Nam
Dưới góc độ của ngành công nghiệp dược phẩm, việc ấn định và thay đổi giá dược phẩm được xem là thuộc quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp, phản ánh quy luật cung cầu của thị trường. Tuy nhiên, dưới góc độ của người bệnh, nhất là những người bị các bệnh hiểm nghèo, phải điều trị trong thời gian dài như HIV/AIDS, ung thư, viêm gan, tim mạch, thận mãn tính…, giá thuốc cao cản trở quá trình chữa bệnh của họ, khiến tính mạng của họ có thể bị đe dọa. Việc cân bằng hợp lý hai quyền này thật sự chưa bao dễ dàng về mặt lý thuyết cũng như trong thực tiễn áp dụng.
Vi phạm bản quyền hình ảnh bị phạt như thế nào?
Hình ảnh là loại hình tác phẩm được công chúng sử dụng phổ biến nên rất dễ xảy ra tình trạng vi phạm bản quyền. Để khắc phục và hạn chế việc vi phạm bản quyền hình ảnh, mức xử phạt cho hành vi này được quy định khá cao.
Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp: những vấn đề pháp lý doanh nghiệp cần lưu ý
(PLBQ) - Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp đặt ra trong trường hợp cá nhân, tổ chức muốn chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp của mình cho tổ chức cá nhân khác khi chủ sở hữu không có nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên, khác với chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp ( SHCN) có một số lưu ý mà doanh nghiệp cần biết, đặc biệt một số đối tượng quyền SHCN bị hạn chế chuyển nhượng.
Nhận diện thủ đoạn xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu trong môi trường thương mại điện tử và kiến nghị giải pháp phòng, chống
(PLBQ) - Với số lượng người dùng khổng lồ và gần như không bị kiểm soát, các nền tảng mạng xã hội phổ biến hoặc sàn giao dịch thương mại điện tử… thu hút hàng triệu lượt truy cập mỗi ngày, đã và đang vô tình trở thành “môi trường thuận lợi” làm gia tăng các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu, gây thiệt hại nghiêm trọng đối với các doanh nghiệp kinh doanh chân chính. Nghiên cứu và phân tích sau đây của Nhóm PV Tạp chí Pháp lý sẽ chỉ ra những thủ đoạn mà các đối tượng thường áp dụng, qua đó kiến nghị giải pháp phòng, chống.
Bất cập quy định định giá tài sản khi góp vốn đầu tư vào doanh nghiệp
Pháp luật về doanh nghiệp quy định ngoài tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, các tổ chức và cá nhân được quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác,… nếu tài sản đó có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam. Tuy nhiên nghiên cứu từ thực tế cho thấy, quy định của pháp luật điều chỉnh vấn đề này còn một số bất cập.