Trọng tâm trong bài viết dưới đây, pháp luật và bản quyền muốn đề cập đến, đó chính là khía cạnh về mặt sở hữu trí tuệ trong ngành công nghiệp này. Chắc hẳn không phải ai cũng đã quan tâm và tìm hiểu sâu rõ về nó.
Game đã hình thành, tồn tại và phát triển thế nào?
Game không chỉ là sự sáng tạo mà còn là từ sự phát triển của công nghệ.
Sau hơn 40 năm xây dựng và phát triển, thể thao game net điện tử công cộng đang trở thành một chủ đề được giới trẻ quan tâm hàng đầu. Thậm chí nó còn trở thành một môn học chuyên ngành tại nhiều trường đại học, cao đẳng lớn trên thế giới. Đã qua cái thời game thủ phải xếp hàng dài ở các trung tâm thương mại để dành lấy vài phút chơi game.
Game có thể là môt sản phẩm bao gồm hàng loạt các loại hình khác; ví dụ như âm nhạc, biên kịch, phim ảnh, hoạt họa, tạo hình,… Game còn là sản phẩm mang tính tương tác giữa con người tới phần mềm, phần cứng nhất định.
Hội tụ tất cả các yếu tố độc đáo kể từ thiết kế đồ họa đến nội dung chơi đều rất thu hút tất cả mọi lứa tuổi. Bản thân game được kết tinh từ nhiều yếu tố khác nhau như bản nhạc nền, tạo hình nhân vật, các thiết kế liên quan đến hệ thống game,… mà mỗi yếu tố đấy đều có thể được đăng ký sở hữu trí tuệ. Bởi vậy vấn đề sở hữu trí tuệ luôn song hành với game và không thể thiếu.
Đi vào chi tiết các vấn đề sở hữu trí tuệ có trong game
- Bản quyền
Trong trò chơi các yếu tố được bảo vệ bản quyền phải nói đến bao gồm: Mã nguồn, nhân vật, mô hình, bản đồ, bản vẽ phác thảo, âm nhạc hay còn là hiệu ứng âm thanh, kịch bản, hội thoại.
Khi một game hoàn chỉnh được ra đời thì việc bảo hộ bản quyền những yếu tố trên cần được ưu tiên hàng đầu tránh khỏi việc đạo nhái game, gây sự cạnh tranh trên thị trường game hiện hành.
Nhưng đối với tác phẩm phái sinh, điều này có nghĩa là cho phép các nhà phát triển được phép làm game dựa trên các tác phẩm điện ảnh nổi tiếng hay thậm chí là truyện tranh hoặc ngược lại.
- Bí mật thương mại
Yếu tố này hoàn toàn được giữ bí mật khi bảo hộ, nó như là chìa khóa thành công của những nhà phát triển chỉ khi nó còn giữ được bí mật: Thuật toán, danh sách khách hàng, các thông báo về quá trình phát triển trò chơi, các điều khoản.
Mọi thứ đều có rủi ro, quan trọng nhất là nên có những hướng đi khôn khéo, vì không ai đoán trước đươc điều gì.
- Nhãn hiệu
Nói về nhãn hiệu trong trò chơi điện tử có rất nhiều gã khổng lồ chúng ta có thể kể ngay đến như Tencent, playstation, Nintendo,….
Nhãn hiệu là cách phân biệt các sản phẩm dịch vụ trên thị trường người dùng có thể lựa chọn sản phẩm mà họ yêu thích thông qua nhãn hiệu đó, nhưng cũng không tránh khỏi nhãn hiệu bị giả mạo và làm nhái.
- Sáng chế
Công nghệ chính là sự sáng chế, sáng chế càng giỏi thì công nghệ cũng vậy đi đôi với đó là máy móc thuật toán, các phần mềm không ngừng được ra mắt, nhiều lúc cũng có thể coi chúng là một chương trình máy tính nhưng cũng có thể coi là tác phẩm nghe nhìn.
Sở hữu trí tuệ trong công nghiệp game luôn là quan trọng
Sự phát triển của ngành công nghiệp này trên thị trường sẽ không bao giờ có điểm dừng. Đi đôi với nó là các hình thức khai thác thương mại mới, ngoài bán sản phẩm, sử dụng sản phẩm thì tất cả đều liên quan đến vấn đề sở hữu trí tuệ như đã phân thích ở bên trên.
Vì lợi ích của những người có quyền nói riêng và sự phát triển mạnh mẽ lâu dài của ngành công nghiệp. Các công ty kinh doanh lĩnh vực này cần cẩn thận kiểm tra luật pháp về việc điều chỉnh cách bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ để tránh các vấn đề pháp lý tốn kém thời gian.
Liệu có cần thiết đặt ra những quy định cụ thể hơn cho trò chơi điện tử
Có rất nhiều vấn đề đặt ra xoay quanh những mối quan hệ phát sinh trong ngành này, không thể tránh khỏi những lỗ hổng trong luật pháp quốc gia về quyền tác giả, hệ thống chuyển nhượng và tậm chí là về thù lao, mối quan hệ giữu người sáng tạo và nhà sản xuất, xác định ai là người tạo ra video game, quyền của các hãng phát triển trò chơi.
Vấn đề đặt ra là tất cả những khúc mắc trên cần có một lời giải đáp, hay nói cách khác là cần một văn bản pháp luật điều chỉnh.
Nhưng cần phải thực hiện bằng cách nào:
- Xác định ngay từ đầu những quyền lợi mà người có quyền đối với tác phẩm.
- Quy định rõ về việc chuyển nhượng quyền đảm bảo lợi ích cho người sáng tạo cũng như lường trước đượcc rủi ro trong sự phát triển game đó.
- Không thể thiếu xót được là vấn đề tiền bản quyền, cần được đưa ra rành mạch đảm bảo những người sáng tạo có lợi ích tốt nhất từ sự thành công của sản phẩm.
Công nghiệp game tại thị trường Việt Nam
Chúng ta không thể quên được con sốt Flappy bird của Nguyễn Hà Đông vào năm 2014. Dù không phải game tiên phong tạo doanh thu khủng nhưng Flappy bird được xem là tái định nghĩa chuẩn mực thiết kế game mobile thời đó, bằng sự thiết kế đơn giản.
Thành công không duy trì quá lâu nhưng qua đó khẳng định rằng Flappy bird là một mũi tên chỉ đường gây dựng cho sự phát triển nối tiếp của các studio muốn tạo dựng một sản phẩm thành công. Điều muốn nói đến ở đây rằng Việt Nam chúng ta không thiếu những lập trình viên xuất sắc nhưng tại sao lại chỉ phát huy được những game nhỏ và ít có sự đột phá.
Liệu rằng có nhiều vấn đề còn vướng mắc về sở hữu trí tuệ hay là còn điều gì? Đây vẫn là một bài toán khó tìm lời giải đối với các nhà làm game Việt.
Sở hữu trí tuệ đối với thế giới game mà nói, luôn cùng nhau thúc đẩy và tiến bộ. Game càng thay đổi, càng phát triển,a càng nổi trội thì sẽ càng được quan tâm, thì các điều luật sở hữu trí tuệ cũng không thể bỏ mặc làm ngơ mà không cùng thay đổi để bắt kịp được. Sự gắn kết bền chặt này sẽ cùng hỗ trợ lẫn nhau và không ngừng thúc đẩy ngành công nghiệp toàn cầu đầy sôi động này.
HỒNG VUI