Thương hiệu nông sản Việt đang bị đe dọa bởi những vụ vi phạm xuất khẩu hàng tại thị trường Trung Quốc

Đinh Văn Chiến

Theo Bộ Công Thương, thời gian gần đây, thương hiệu nông sản của Việt Nam đang bị đe dọa bởi liên tục có những vụ vi phạm của hàng xuất khẩu tại thị trường Trung Quốc. Do đó, các doanh nghiệp đã được cấp mã số đăng ký xuất khẩu cần hết sức lưu ý, bởi khi đã bị tạm dừng thì rất khó quay trở lại thị trường này.

508ab66a-c880-48cd-9c38-baaaccb2046d-1648304345-1648392388.jpeg
Ảnh: minh họa

Liên quan tới Lệnh 249, biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu của cơ quan Hải quan Trung Quốc có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 đã được Bộ Công Thương dịch sơ lược với 6 Chương và 79 Điều nhằm đưa cái nhìn tổng quan về Lệnh này; trong đó, đưa ra những vấn đề đáng lưu ý nhằm khuyến nghị đến các doanh nghiệp khi xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc.

Theo Bộ Công thương, Đối với Lệnh 249, cơ quan Hải quan Trung Quốc đặt ra 6 yêu cầu cụ thể như đánh giá sự phù hợp, nghĩa là hệ thống đánh giá an toàn thực phẩm của Việt Nam và Trung Quốc là như nhau sẽ công nhận lẫn nhau; lần đầu tiên chính thức chấp nhận phương án đánh giá trực tuyến; yêu cầu cơ sở sản xuất phải tự chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm với thực phẩm sản xuất; thay đổi yêu cầu về ghi nhãn; đưa ra nguyên tắc quản lý nhập khẩu với thực phẩm sử dụng nguyên liệu mới; đưa ra nguyên tắc quản lý nhập khẩu với thực phẩm chưa có tiêu chuẩn quốc gia.

Bộ Công Thương cho hay: Việc này thuận lợi cho các bộ, ngành do không phải sang Trung Quốc để đàm phán cũng như không phải đón các đoàn chuyên gia Trung Quốc vào Việt Nam tiến hành kiểm tra các doanh nghiệp trong nước trước khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. 

Thế nhưng, nếu trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu sang Trung Quốc gặp vấn đề  sẽ bị phía bạn điều tra và phỏng vấn trực tiếp doanh nghiệp đó. 

Vì vậy, doanh nghiệp cần nắm rõ Lệnh 248, quy định về đăng ký và quản lý doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nhập khẩu nước ngoài, Lệnh 249 gồm việc hiểu như thế nào về các quy định của Trung Quốc liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm, nếu doanh nghiệp không trả lời được sẽ bị tạm dừng tư cách xuất khẩu.

Do đó, quy định này một mặt sẽ thuận tiện cho doanh nghiệp trong nước, tuy nhiên, áp lực đối với doanh nghiệp rất lớn trong tổ chức sản xuất và cần phải tìm hiểu các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm của thị trường Trung Quốc.

Đối với thay đổi về yêu cầu ghi nhãn, theo quy định trong Lệnh 249, doanh nghiệp xuất khẩu sẽ phải in mã số doanh nghiệp cùng các thông tin liên quan lên bao bì đóng gói. 

Ngoài ra, mã này không được cắt dán, mà phải in trực tiếp, cả trong lẫn ngoài bao bì, tới phần đóng gói nhỏ nhất không thể chia được. 

Đáng lưu ý, mã số doanh nghiệp xuất khẩu sẽ do Tổng cục Hải quan Trung Quốc cấp, và được thông báo đến các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trong thời gian tới. 

Đặc biệt, bao bì bên ngoài sản phẩm phải có nhãn hiệu chắc chắn, rõ ràng, dễ đọc bằng tiếng Trung Quốc/tiếng Anh, hoặc tiếng Trung Quốc và nước xuất khẩu (khu vực). 

Bạn đọc đặt tạp chí Pháp lý dài hạn vui lòng để lại thông tin.