CÁCH TÍNH LÃI THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015

Lợi Trần

Hiện nay, khoản 5 Điều 466 Bộ luật dân sự 2015 quy định về cách tính lãi và lãi suất quá hạn rất khó hiểu. Gây ra nhiều tranh luận và hiểu khác nhau về vấn đề này. Sau đây tác giả đưa ra các bước để tính số tiền này cùng ví dụ áp dụng giúp các đồng nghiệp cùng toàn thể độc giả hiểu hơn về quy định của điều luật này.

Bước 1: Tính lãi trong thời gian thỏa thuận – lãi trong hạn

S1 = S x L1 x T1

Trong đó:

S: là số tiền cho vay;

L1: là lãi suất thỏa thuận (≤20%);

T1: là thời gian thỏa thuận;

Bước 2: Tính lãi ngoài thời gian thỏa thuận – lãi quá hạn

S2 = S x L2 x T2;

S3 = S1 x L3 x T2;

Trong đó:

L2 = 150% x L1;

L3 = 10%/năm;

T2: thời gian quá hạn;

Bước 3: Tính tổng số tiền phải thanh toán

T = S + S1+ S2 + S3.

 

Ví dụ: Cty A cho Cty B vay 600.000.000 trong thời hạn 2 năm với lãi suất 1.2%/tháng. Nhưng sau 2 năm B không trả được và quá hạn 8 tháng. Số tiền Cty B phải trả được tính như sau:

Bước 1: Tính lãi trong thời gian thỏa thuận

S1 = 600.000.000x1.2%x24 = 172.800.000đ

Bước 2: Tính lãi quá hạn

S2 = 600.000.000x150%x1.2%x8 = 86.400.000đ

S3 =172.800.000x10%x(8/12) = 11.520.000đ

Bước 3: tổng số tiền Cty A phải thanh toán cho Cty B là:

T = 600.000.000 + 172.800.000 + 86.400.000 + 11.520.000 = 870.720.000đ

 

 

Thạc sỹ, luật sư Lê Văn Trung

CÔNG TY LUẬT HỢP DANH ĐÔNG NAM Á

E-mail: letrung@sealaw.vn     Điện thoại: 0903211866

Bạn đọc đặt tạp chí Pháp lý dài hạn vui lòng để lại thông tin.