Cuộc đua công nghệ Mỹ-Trung Quốc đang "nóng lên"

Đinh Văn Chiến

Lãnh đạo Hạ viện Mỹ công bố dự luật phân bổ hàng chục tỷ USD để khôi phục vị thế dẫn đầu về công nghệ của Mỹ trên toàn cầu trong "cuộc đua" cạnh tranh với Trung Quốc.

chip-bnews-1643190248.jpg

Cuộc đua công nghệ Mỹ-Trung Quốc đang "nóng lên". Ảnh minh họa: Reuters

Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố ủng hộ sáng kiến đầu tư 52 tỷ USD vào việc sản xuất chất bán dẫn và 45 tỷ USD khác để ngăn chặn tình trạng khan hiếm các loại "hàng hóa quan trọng" trên thị trường Mỹ và tổ chức sản xuất những mặt hàng đó tại Mỹ.

Ông Biden nói: "Hạ viện ngày 25/1 đã thực hiện một bước đi quan trọng trong việc thúc đẩy dự luật nhằm tăng cường chuỗi cung ứng và thổi một luồng sinh khí mới vào động cơ đổi mới sáng tạo của nền kinh tế, tạo khả năng giúp nó vượt trội hơn Trung Quốc và phần còn lại của thế giới trong những thập niên tới. Các đề xuất này sẽ giúp giành lại việc làm trong ngành công nghiệp cho Mỹ và tháo gỡ những hạn chế trong chuỗi tiêu thụ, bao gồm cả chất bán dẫn, nhằm khắc phục tình trạng giá cả tăng cao đối với tầng lớp trung lưu".

Trước đó, Ủy ban Thương mại liên bang Mỹ (FTC) hồi tháng 12/2021 đã đệ đơn kiện nhằm ngăn chặn việc sáp nhập tập đoàn sản xuất chip đồ họa Nvidia và công ty thiết kế vi mạch Arm của Anh, do lo ngại thương vụ trị giá 40 tỷ USD này làm suy yếu cạnh tranh.
Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Joe Biden thúc đẩy việc tăng cường năng lực sản xuất chip trong nước nhằm giảm phụ thuộc vào chip nhập khẩu.
FTC cho rằng thỏa thuận sáp nhập nói trên sẽ cho phép Nvidia - một trong những công ty sản xuất chip lớn nhất thế giới - kiểm soát công nghệ và thiết kế mà các đối thủ cạnh tranh sử dụng để tự phát triển chip. Ủy ban này nhấn mạnh chip là một "cơ sở hạ tầng quan trọng". Chủ tịch FTC Holly Vedova khẳng định sẽ nỗ lực ngăn chặn "vụ sáp nhập lớn nhất trong lịch sử" ngành chip bán dẫn và khả năng một tập đoàn cản trở quá trình đổi mới của công nghệ sản xuất chip.
Phản ứng về quyết định của FTC, Nvidia tuyên bố hãng sẽ tiếp tục chứng minh thương vụ sáp nhập này sẽ mang lại lợi ích cho ngành sản xuất chip và thúc đẩy cạnh tranh./.

Bạn đọc đặt tạp chí Pháp lý dài hạn vui lòng để lại thông tin.