>> Những điểm mới nổi bật trong dự thảo sửa đổi luật sở hữu trí tuệ
>> Sửa đổi, bổ sung Luật sở hữu trí tuệ tạo động lực sáng tạo (Kỳ 2)
Tọa đàm có sự tham gia của PGS.TS. Bùi Xuân Hải - Phó hiệu trưởng trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, TS. Trần Lê Hồng – Phó cục trưởng cục SHTT, PGS.TS. Lê Thị Nam Giang – Giám đốc trung tâm sở hữu trí tuệ, trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, TS. Nguyễn Xuân Quang – Phó khoa Luật Dân sự, trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh và nhiều chuyên gia, nhà khoa học, giảng viên, nghiên cứu viên, nghiên cứu sinh, các đơn vị trong cả nước.
Phát biểu khai mạc hội Ông Bùi Xuân Hải - Phó hiệu trưởng trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh nhận định, Luật Sở hữu trí tuệ là đạo luật rất quan trọng. Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhâp sâu rộng, cách mạng công nghiệp 4.0, nó cũng là một yếu tố tác động không nhỏ đến thu hút FDI và phát triển thương mại quốc tế. Tuy nhiên, đến nay Luật Sở hữu trí tuệ 2005 đang bộc lộ nhiều hạn chế bất cập đòi hỏi cần phải được sửa đổi và bổ sung quy mô lớn.
Luật Sở hữu trí tuệ hiện nay có 03 bất cập lớn tồn tại: Nhiều quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành chưa đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn; Quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành chưa đáp ứng được một số cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; Tồn tại sự mâu thuẫn, chồng chéo giữa quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng như quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản quy phạm pháp luật khác có điều chỉnh quan hệ sở hữu trí tuệ trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Hội thảo tập chung vào các nội dung sau:
- Một số vấn đề về quyền tác giả trong luật sở hữu trí tuệ hiện hành và giải pháp hoàn thiện.
- Góp ý các quy định về quyền tác giả, quyền đối với giống cây trồng, quyền sở hữu công nghiệp, quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp cũng cấp dịch vụ trung gian trong dự thảo luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.
- Bảo hộ nhãn hiệu âm thanh - kinh nhiệm quốc tế và những đề xuất cho Việt Nam.
Mở đầu phiên thảo luận TS.Trần Lê Hồng giải quyết các vấn đề về quyền tác giả. Nêu lên nhiệm vụ tiên quyết mà nước ta cần thực hiện trong quá trình hiện nay là hoàn thiện từng chính sách đặc thù về đối tượng quyền tác giả. Các đại biểu đã chỉ ra những bất cập hạn chế trong các quy định liên quan đến thủ tục đăng ký quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và đối với giống cây trồng... Từ đó đưa ra các góp ý để hoàn chỉnh thêm các chi tiết trong dự thảo.
PGS.TS. Vũ Hà Thị Hải Yến, trường Đại học Luật Hà Nội có một số góp ý nổi bật đối với các quy định liên quan đến đến quyền tác giả như: Đề cập đến một quyết định hoàn toàn mới về giả định quyền tác giả và quyền liên quan, đại biểu nhận định trước đây trong luật sở hữu trí tuệ không có các quy định về giả định quyền tác giả và quyền liên quan gây ra nhiều khó khăn và bất cập. Quy định này được bổ sung tại Điều 198 dự thảo, tuy nhiên còn nhiều khiếm khuyết. Điều 198 được sắp xếp trong phần bảo vệ của dự thảo nghĩa là điều này chỉ được áp dụng trong các thủ tục dân sự, hành chính, hình sự không tạo điều kiện cho tác giả trong vấn đề khai thác hay công nhận quyền tác giả. Đại biểu góp ý có thể đưa lên phần quyền tác giả và quyền liên quan để có thể áp dụng ngay khi tác tác phẩm được công bố chứ không phải khi có tranh chấp mới được bảo vệ. Cần mở rộng phạm vi của các dấu hiệu được sử dụng để làm giả định quyền tác giả bao gồm không chỉ tên mà còn có cả bút danh, biệt hiệu, ký hiệu. Ngoài ra hiện nay dự thảo chỉ có quy định về suy đoán tác giả, chưa có quy định liên quan đến chủ sở hữu, do vậy cần bổ sung thêm.
Một số góp ý nổi bật các quy định về sở hữu công nghiệp của PGS.TS. Lê Thị Nam Giang, giám đốc Trung tâm Sở hữu trí tuệ. Đại biểu nêu rõ thực trạng vi phạm pháp luật nhãn hiệu nổi tiếng vẫn đang thiếu những quy định về trình tự thủ tục công nhận nhãn hiệu nổi tiếng. Tại hội thảo đại biểu đã đề xuất sửa đổi điều 75 dự thảo, đề xuất tách quy định công nhận nhãn hiệu nổi tiếng thành hai nhóm: nhóm tiêu chí mang tính bắt buộc và nhóm tiêu chí tham khảo; về tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng bỏ tiêu tiêu chí uy tín rộng rãi của hàng hóa dịch vụ. Bỏ cụm từ “tùy từng trường hợp mà một số hoặc tất cả các tiêu chí sau đây có thể được xem xét khi đánh giá một nhãn hiệu nổi tiếng”.
Đối với quy định về quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian. Là một quy định tương đối mới trong dự thảo. Đây là hành vi xâm phạm quyền tác giả trên mạng xã hội khá phổ biến, kiểm soát các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian là vô cùng cần thiết.
Đại biểu ThS. Nguyễn Phương Thảo giảng viên khoa Luật trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị bổ sung quy định về trách nhiệm và quyền của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian điều 198b dự thảo. Gồm 4 trách nhiệm: Lưu trữ truyền tải nội dung thông tin theo đúng chức năng; Gỡ bỏ, dừng truyền và xóa nội dung thông tin xâm phạm quyền tác giả quyền liên quan; Cung cấp thông tin khách hàng theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Chịu trách nhiệm trực tiếp bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền tác giả quyền liên quan.
Ngoài ra còn có góp ý các quy định cụ thể liên quan đến các đối tượng như nhãn hiệu âm thanh, nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý và tên thương mại... Nêu lên vấn đề cần làm rõ ví dụ như các khái niệm về chủ sở hữu quyền tác giả, đồng tác giả, phí bản quyền, tiền sử dụng, tiền nhuận bút...
Đây là những vấn đề được rất nhiều người quan tâm do vậy buổi hội thảo có sức hút lớn. Hội thảo nêu lên những vấn đề lý luận và thực tiễn sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ. Toạ đàm đã đem lại nhiều kiến thức bổ ích cho những người đang quan tâm. Các vấn đề tại hội thảo cũng sẽ được tổng hợp và gửi đến cơ quan chuyên môn.
Tô Chiêm