Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu và hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu

(PLBQ). Vì nhiều lý do liên quan đến hoạt động kinh doanh, có những doanh nghiệp muốn chuyển nhượng lại thương hiệu của mình cho chủ thể khác, nói nôm na là “bán” lại. Hoặc một cách khác để sinh lợi từ thương hiệu là cho phép chủ thể khác sử dụng nhãn hiệu của mình, nói nôm na là “cho thuê” trong khi doanh nghiệp vẫn sở hữu hợp pháp thương hiệu đó.

Để thuận tiện cho nhu cầu tìm hiểu của các Doanh nghiệp, Pháp luật và Bản quyền phân tích, chỉ rõ phân biệt hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu và hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu như sau:

Thương hiệu là thứ dùng để phân biệt các sản phẩm của các doanh nghiệp khác nhau. Nhưng theo Luật Sở hữu trí tuệ, khái niệm chuẩn xác nhất là “nhãn hiệu”.

Khi lựa chọn một sản phẩm, dịch vụ nào đó khách hàng sẽ chọn những loại hàng hóa có nhãn hiệu hơn là loại không có nhãn hiệu hoặc là nhãn hiệu không nổi tiếng. Một sản phẩm, dịch vụ có chất lượng tốt và được khách hàng tin tưởng sử dụng sẽ có một vị trí nhất định trong tâm trí khách hàng và nhãn hiệu của doanh nghiệp sẽ là công cụ vững chắc thực hiện nhiệm vụ đó.

Tuy nhiên, vì nhiều lý do liên quan đến hoạt động kinh doanh, có những doanh nghiệp muốn chuyển nhượng lại thương hiệu của mình cho chủ thể khác, nói nôm na là “bán” lại. Hoặc một cách khác để sinh lợi từ thương hiệu là cho phép chủ thể khác sử dụng nhãn hiệu của mình, nói nôm na là “cho thuê” trong khi doanh nghiệp vẫn sở hữu hợp pháp thương hiệu đó.

Một thương hiệu càng mạnh thì sẽ được định giá càng cao và mang lại khả năng sinh lợi lớn. Để thuận tiện cho nhu cầu tìm hiểu của Quý Khách hàng, Pháp luật và Bản quyền xin đưa ra bảng phân biệt hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu và hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu như sau:

1. Căn cứ pháp lý:

Luật sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019) (viết tắt là Luật SHTT).

2. Phân biệt:

Tiêu chí

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu

Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu

Khái niệm

Là sự thỏa thuận giữa các bên mà trong đó chủ sở hữu nhãn hiệu chuyển giao quyền sở hữu nhãn hiệu của mình cho tổ chức, cá nhân khác (bên nhận chuyển nhượng). Từ thời điểm hợp đồng được đăng ký tại cơ quạn nhà nước có thẩm quyển, bên nhận chuyển nhượng trở thành chủ sở hữu nhãn hiệu.

là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc người được chủ sở hữu (bên chuyển quyền) cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng nhãn hiệu trong phạm vi quyền và thời hạn sử dụng của mình mà các bên đã thỏa thuận.

Bản chất

Bên chuyển nhượng chấm dứt quyền sở hữu đối với nhãn hiệu và xác lập quyền sở hữu cho bên nhận chuyển nhượng

Bên nhận chuyển quyền giao không trở thành chủ sở hữu nhãn hiệu, chỉ có quyền sử dụng nhãn hiệu theo phạm vi mà các bên đã thỏa thuận.

Chủ thể

- Bên chuyển nhượng là chủ sở hữu nhãn hiệu.

- Bên nhận chuyển nhượng là tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật.

- Bên chuyển giao có thể là chủ sở hữu hoặc là bên nhận chuyển giao theo một hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng khác khác.

- Bên nhận chuyển giao là tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng nhãn hiệu.

Nội dung của hợp đồng

- Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng.

- Căn cứ chuyển nhượng.

- Giá chuyển nhượng.

- Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng.

(Điều 140 Luật SHTT)

-Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền;

- Căn cứ chuyển giao quyền sử dụng;

- Dạng hợp đồng;

- Phạm vi chuyển giao, gồm giới hạn quyền sử dụng, giới hạn lãnh thổ;

- Thời hạn hợp đồng;

- Giá chuyển giao quyền sử dụng;

- Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền.

(Khoản 1 Điều 144 Luật SHTT)

Các điều khoản hạn chế không được có trong hợp đồng

 

Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp không được có các điều khoản hạn chế bất hợp lý quyền của bên được chuyển quyền, đặc biệt là các điều khoản không xuất phát từ quyền của bên chuyển quyền sau đây:

- Cấm bên được chuyển quyền cải tiến đối tượng sở hữu công nghiệp, trừ nhãn hiệu; buộc bên được chuyển quyền phải chuyển giao miễn phí cho bên chuyển quyền các cải tiến đối tượng sở hữu công nghiệp do bên được chuyển quyền tạo ra hoặc quyền đăng ký sở hữu công nghiệp, quyền sở hữu công nghiệp đối với các cải tiến đó;

- Trực tiếp hoặc gián tiếp hạn chế bên được chuyển quyền xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ được sản xuất hoặc cung cấp theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp sang các vùng lãnh thổ không phải là nơi mà bên chuyển quyền nắm giữ quyền sở hữu công nghiệp tương ứng hoặc có độc quyền nhập khẩu hàng hoá đó;

- Buộc bên được chuyển quyền phải mua toàn bộ hoặc một tỷ lệ nhất định các nguyên liệu, linh kiện hoặc thiết bị của bên chuyển quyền hoặc của bên thứ ba do bên chuyển quyền chỉ định mà không nhằm mục đích bảo đảm chất lượng hàng hoá, dịch vụ do bên được chuyển quyền sản xuất hoặc cung cấp;

- Cấm bên được chuyển quyền khiếu kiện về hiệu lực của quyền sở hữu công nghiệp hoặc quyền chuyển giao của bên chuyển quyền.

(Khoản 2 Điều 144 Luật SHTT)

Hạn chế trong việc chuyển giao

- Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ.

- Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.

- Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.

(Khoản 1, 4, 5 Điều 139 Luật SHTT)

Ví dụ: Nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột không thể chuyển nhượng cho một công ty khác để gắn lên các sản phẩm cà phê có nguồn gốc của tỉnh Lâm Đồng.

- Quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể không được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó.

- Bên được chuyển quyền không được ký kết hợp đồng thứ cấp với bên thứ ba, trừ trường hợp được bên chuyển quyền cho phép.

- Bên được chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu có nghĩa vụ ghi chỉ dẫn trên hàng hoá, bao bì hàng hoá về việc hàng hoá đó được sản xuất theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu.

(Khoản 2, 3, 4 Điều 142 Luật SHTT)

Ví dụ: Nhãn hiệu tập thể xoài Cát Lộc không được chuyển cho các thành viên của Hợp tác xã Cát Lộc chuyển giao cho cá nhân, tổ chức khác.

Hiệu lực của hợp đồng

Đối với các loại quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở đăng ký theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 của Luật này, hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.

(Khoản 1 Điều 148 Luật SHTT)

- Đối với các loại quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở đăng ký theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 của Luật này, hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp có hiệu lực theo thỏa thuận giữa các bên.

- Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp tại khoản 2 Điều này, trừ hợp đồng sử dụng nhãn hiệu, phải đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp mới có giá trị pháp lý đối với bên thứ ba.

(Khoản 2, 3 Điều 148 Luật SHTT)

Ví dụ

Ví dụ: Nhà máy bia Heineken Việt Nam sản xuất và phân phối sản phẩm Heineken dựa trên hợp đồng chuyển giao nhãn hiệu với Công ty Heineken Hà Lan.

Ví dụ: Disney mua lại Công ty 20 th Century Fox – Công ty sản xuất mảng phim điện ảnh của Fox. Điều đó có nghĩa, Disney sở hữu và có toàn quyền sử dụng tư liệu, phim ảnh, nhân vật của 20th Century Fox.

NGUYỄN HOÀI NAM

Bạn đọc đặt tạp chí Pháp lý dài hạn vui lòng để lại thông tin.