Người nước ngoài sao chép kiểu dáng áo dài truyền thống của Việt Nam, pháp luật Việt Nam điều chỉnh thế nào?

Lợi Trần

(PLBQ). Cộng đồng mạng xã hội Việt Nam đang phản ứng gay gắt bộ trang phục áo dài của tác giả người Trung Quốc giống áo dài truyền thống Việt nam. Xung quanh vấn đề này, nhiều độc giả muốn tìm hiểu pháp luật của Việt Nam điều chỉnh thế nào? PLBQ liên hệ với Luật sư giải đáp thắc mắc của độc giả như sau

Thời gian vừa qua, các nhà thiết kế, người nổi tiếng tại Trung Quốc và trên Thế giới thường xuyên có những hình ảnh, chương trình chia sẻ lên mạng xã hội gắn liền với trang phục mang nhiều đặc tính kiểu dáng áo dài truyền thống của Việt Nam. Trong số đó,sự kiện thể hiện sự ngưỡng mộ vẻ đẹp và sự tinh tế của áo dài truyền thống Việt Nam, nhưng cũng không ít trường hợp thể hiện ý tưởng xúc phạm. Đặc biệt, có trường hợp tuyên bố bộ mẫu thiết kế do họ sáng tạo độc lập,  nhưng lại mang nhiều đặc tính kiểu dáng của áo dài truyền thống Việt nam.  

Đỉnh điểm của sự việc, vừa qua một nữ nhiếp ảnh gia tại Trung Quốc - Trần Mạn - gương mặt khá nổi tiếng này đang tung một loạt ảnh kèm theo chú thích Mặc sản phẩm do chính tôi thiết kế trong lần hợp tác gần nhất với @shangsia". Điều đáng nói, các thiết kế của nữ nhiếp ảnh gia này giống hoàn toàn với kiểu dáng chiếc áo dài truyền thống Việt Nam,  nhưng không có chú thích về việc lấy ý tưởng từ đâu, có sử dụng hình ảnh chiếc áo dài truyền thống của Việt Nam hay không.

Ngay lập tức, cộng đồng mạng xã hội tại Việt Nam đã phản ứng, bình luận cả bằng Tiếng Việt, Tiếng Anh và Tiếng trung dưới các hình ảnh của nhiếp ảnh gia Trần Mạn. Theo họ, các thiết kế này giống hoàn toàn áo dài Việt Nam, có dấu hiệu bê nguyên ý tưởng, kiểu dáng áo dài Việt Nam mà không có sự sáng tạo đáng kể.

Nhiếp ảnh gia Trần Mạn (Trung Quốc) với các thiết kế mang dáng dấp áo dài Việt Nam. Ảnh: NVCC

Thời gian vừa qua, các nhà thiết kế, người nổi tiếng tại Trung Quốc và trên Thế giới thường xuyên có những hình ảnh, chương trình chia sẻ lên mạng xã hội gắn liền với trang phục mang nhiều đặc tính kiểu dáng áo dài truyền thống của Việt Nam. Trong số đó,sự kiện thể hiện sự ngưỡng mộ vẻ đẹp và sự tinh tế của áo dài truyền thống Việt Nam, nhưng cũng không ít trường hợp thể hiện ý tưởng xúc phạm. Đặc biệt, có trường hợp tuyên bố bộ mẫu thiết kế do họ sáng tạo độc lập,  nhưng lại mang nhiều đặc tính kiểu dáng của áo dài truyền thống Việt nam.  

Đỉnh điểm của sự việc, vừa qua một nữ nhiếp ảnh gia tại Trung Quốc - Trần Mạn - gương mặt khá nổi tiếng này đang tung một loạt ảnh kèm theo chú thích Mặc sản phẩm do chính tôi thiết kế trong lần hợp tác gần nhất với @shangsia". Điều đáng nói, các thiết kế của nữ nhiếp ảnh gia này giống hoàn toàn với kiểu dáng chiếc áo dài truyền thống Việt Nam,  nhưng không có chú thích về việc lấy ý tưởng từ đâu, có sử dụng hình ảnh chiếc áo dài truyền thống của Việt Nam hay không.

Ngay lập tức, cộng đồng mạng xã hội tại Việt Nam đã phản ứng, bình luận cả bằng Tiếng Việt, Tiếng Anh và Tiếng trung dưới các hình ảnh của nhiếp ảnh gia Trần Mạn. Theo họ, các thiết kế này giống hoàn toàn áo dài Việt Nam, có dấu hiệu bê nguyên ý tưởng, kiểu dáng áo dài Việt Nam mà không có sự sáng tạo đáng kể.

Thí sinh Trung Quốc tại cuộc thi Hoa hậu trái đất biểu diễn bài múa trong trang phục áo dài

Trước đó, một nhà thiết kế tại Trung Quốc trong cuộc thi thiết kế cũng đã trình diễn thiết kế là chiếc áo dài truyền thống Việt Nam. Hay gần đây, trong cuộc thi Hoa hậu trái đất, thí sinh đến từ Trung Quốc đã trình diễn một bài múa lịch sử hàng ngàn năm của Trung Quốc nhưng mặc trang phục áo dài truyền thống Việt Nam. Các sự việc trên đều bị cộng đồng quốc tế và Việt Nam góp ý, phản đối.

Liên quan vấn đề này, Phóng viên Pháp Luật và Bản Quyền có cuộc trao đổi nhanh với ông Đỗ Chiến Thắng - Luật sư, chuyên gia pháp lý trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ - Giám Đốc Trung Tâm quyền tác giả Việt Nam (VCOP), ông Thắng cho rằng: "Mặc dù áo dài truyền thống Việt Nam được rất nhiều người dân trong nước và quốc tế biết đến, hình ảnh áo dài truyền thống Việt Nam đã gắn liền với hình ảnh đất nước và người phụ nữ Việt Nam. Nhưng cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có bất cứ cơ sở pháp lý nào để khẳng định quyền sở hữu đối với kiểu dáng thuộc Việt Nam, hay dấu ấn áo dài chỉ gắn liền với người Việt Nam. Điều chúng ta chưa làm được như bộ trang phục KIMONO của Nhật Bản."

Luật sư Đỗ Chiến Thắng, Giám đốc Trung tâm quyền tác giả Việt Nam

Cùng quan điểm, luật sư Lương Thị Thu cho rằng, thiết kế áo dài truyền thống Việt Nam không thể đăng ký bảo hộ như Kiểu dáng công nghiệp hay tác phẩm mỹ thuật ứng dụng theo Luật sở hữu trí tuệ, bởi nó là sản phẩn kết tinh sáng tạo của nhiều người, nhiều thế hệ, mang những đặc tính dân tộc, văn hóa và con người Việt Nam. Bản thân chúng ta không thể cấm mọi người trên thế giới ưa thích, sáng tạo dựa trên nền kiểu dáng của chiếc áo dài này.

Công chúng cũng đã thể hiện sự lo lắng khi thời gian gần đây nhiều quốc gia, nhiều nhà thiết kế trên thế giới đưa kiểu dáng áo dài truyền thống Việt Nam vào tác phẩm của họ như một sự sáng tạo nghệ thuật.

Mới đây, Bộ văn hóa, thể thao và du lịch cùng Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam đang triển khai Đề án đưa áo dài truyền thống Việt Nam vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc Gia. Nếu được UNESCO công nhận thì đó chính là “dấu ấn pháp lý” quan trọng ghi nhận áo dài truyền thống Việt Nam là tài sản văn hóa của Việt Nam. Thêm nữa, chúng ta sẽ coi đó là Quốc Phục.

Bên cạnh việc đưa áo dài vào dạng di sản văn hóa phi vật thể Quốc Gia, các nhà quản lý, các nhà thiết kế và các nghệ sĩ phải không ngừng tổ chức các chương trình thể hiện nét đẹp của áo dài Việt Nam, bảo hệ hình ảnh áo dài trong mắt bạn bè quốc tế.

 

ĐÌNH ĐỨC

 

 

Bạn đọc đặt tạp chí Pháp lý dài hạn vui lòng để lại thông tin.