Những bất cập trong giải quyết tranh chấp giữa tên thương mại và nhãn hiệu ở Việt Nam

(PLBQ). Trên thực tế trong hoạt động kinh doanh, có rất nhiều người chưa hiểu rõ bản chất của tên thương mại và nhãn hiệu, và còn nhầm lẫn về mặt khái niệm khái niệm của các từ này. Từ đó dễ dẫn đến những tranh chấp không mong muốn xảy ra.

Pháp luật có quy định rõ ràng phân biệt 2 khái niệm này nhưng thực tế khi tranh chấp xảy ra vẫn còn nhiều trường hợp khó có thể giải quyết tối ưu nhất và còn nhiều bất cập.

Dưới đây pháp luật và bản quyền phân biệt rõ và đề cập những thiếu sót còn xảy ra trong giải quyết tranh chấp giữa tên thương mại và nhãn hiệu.

Phân biệt giữa nhãn hiệu và tên thương mại.

Giống nhau:

  • Đều là các chỉ dẫn thương mại xuất hiện trên hàng hóa, giúp người tiêu dùng phân biệt.
  • Phải là những dấu hiệu nhìn thấy được.
  • Có khả năng phân biệt.

Khác nhau

Tiêu chí

Nhãn hiệu

Tên thương mại

Khái niệm

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.(k16-Đ4 Luật SHTT)

Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.(k21-Đ4)

Căn cứ bảo hộ

Đăng ký đối với nhãn hiệu thông thường.

Không đăng ký đối với nhãn hiệu nổi tiếng

 

Được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu với cơ quan có thẩm quyền là Cục Sở hữu trí tuệ.

Không cần đăng ký.Căn cứ bảo hộ dựa trên việc sử dụng hợp pháp, lâu dài, ổn định.

Vấn đề xảy ra tranh chấp được giải quyết dựa vào thâm niên hoạt động của công ty, mức độ biết đến rộng rãi sản phẩm của công ty,

Phạm vi bảo hộ

Trong phạm vi bảo hộ đã đăng ký thường là quốc gia.

Bảo hộ trong lĩnh vực và khu vực kinh doanh

Thời gian bảo hộ

Bảo hộ trong thời gian 10 năm và có thể gia hạn

Bảo hộ không xác định thời hạn, chấm dứt khi không còn sử dụng

Chuyển giao

Nhãn hiệu có thể là đối tượng của hợp đồng chuyển nhượng và hợp đồng chuyển nhượng sử dụng

Chỉ có thể là đối tượng của hợp đồng chuyển nhượng với điều kiện là việc chuyển nhượng tên thương mại kèm theo việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở sản xuất kinh doanh

Ví dụ

Công ty TNHH Nước Giải Khát Coca-Cola Việt Nam có tên thương mại là CoCa-Cola.

Coca-Cola sở hữu các nhãn hiệu Coca-Cola, Fanta, Sprite, Dasani,…

 

Qua phân tích trên chúng ta dễ dàng nhận thấy được tên thương mại và nhãn hiệu hàng hóa là hai đối tượng hoàn toàn khác nhau về bản chất như pháp luật đã quy định.

 Tuy nhiên, trên thực tế vẫn thường bị nhầm lẫn bởi sự giống nhau về mặt hình thức. Chính vì sự tương đồng về mặt hình thức này khiến cho không ít các trường hợp tranh chấp tên thương mại và nhãn hiệu đã xảy ra, gây thiệt hại cho cả hai bên.

Những điều mà doanh nghiệp cần lưu ý

Thứ nhất: Để bảo vệ tối ưu quyền với nhãn hiệu, chủ nhãn hiệu nên đăng ký mở rộng các nhóm có liên quan.

Thứ hai: Lưu ý các quốc gia “đăng ký trước” và các quốc gia “sử dụng trước”

Khi xem xét vụ việc vi phạm nhãn hiệu – tên thương mại, các nước như Anh, Mỹ, Ireland… thường sử dụng nguyên tắc “sử dụng trước”.

Còn Pháp, Trung Quốc, Việt Nam… thường ưu tiên sử dụng nguyên tắc “đăng ký trước”.

Điều này cần đặc biệt lưu ý khi muốn đăng ký bảo hộ tại nước ngoài hoặc giải quyết tranh chấp SHTT.

Thứ ba: Chứng minh sử dụng tên thương mại như một căn cứ để chứng minh tư cách sở hữu nhãn hiệu khi có tranh chấp hoặc bị từ chối đăng ký bởi Cục SHTT.

Ví dụ: Công ty SAGAMI CHAIN (Nhật Bản) đã chứng minh được tên thương mại SAGAMI (trùng với phần chữ trong nhãn hiệu) được sử dụng từ năm 1970 và là căn cứ phản đối cấp bằng bảo hộ với nhãn hiệu SAGAMI của Công ty Masan.

 

Ví dụ thực tế về tranh chấp nhãn hiệ và tên thương mại:

Công ty cổ phần nhựa DAQ được cục SHTT cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu DAQ cho các sản phẩm nhựa vào năm 2017, tháng 3/2019 công  ty nhựa DAQ phát hiện 1 Công ty cùng kinh doanh trong ngành nhựa cùng hoạt động tại TP.HCM có tên thương mại chứa chữ DAQ , doanh nghiệp này được Sở KH và ĐT TP.HCM cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh năm 2018 với tên đầy đủ là Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ sản xuất nhựa ống DAQ điều này rất dễ làm người tiêu dùng nhầm lẫn về nhãn hiệu DAQ của công ty cổ phần nhựa DAQ.

Công ty CP nhựa DAQ đã gửi thư khuyến cáo yêu cầu Công ty TNHH TMDV và sản xuất nhựa ống DAQ chấm dứt hành vi xâm phạm quyền SHTT đối với nhãn hiệu DAQ. Nhưng công ty nhựa ống DAQ lại cho rằng tên “DAQ” được ghi trong giấy CNĐKKD được Sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM cấp một cách hợp pháp.

Trong trường hợp này Luật sư Nguyễn Trần Tuyên (Giám đốc Công ty Luật TNHH ELITE) cho rằng: Theo pháp luật Việt Nam quy định tên thương mại của Công ty CP DAQ được thành lập trước và có giấy chứng nhận kinh doanh hợp pháp và đã tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu được cục SHTT cấp văn bằng, còn Công ty TNHH TMDV và sản xuất nhựa DAQ thành lập sau đó,thành phần tên riêng đã bị trùng, tương tự gây nhầm lẫn với Công ty CP nhựa DAQ. Trường hợp này có dấu hiệu xâm phạmgiữa nhãn hiệu và tên thương mại.

Đây là một ví dụ điển hình tiêu biểu nhất mà chúng ta thường gặp phải lí do là chưa nắm rõ Luật tìm hiểu chưa kĩ càng dẫn đến tranh chấp không đáng xảy ra. Trên thực tế còn rất nhiều các vụ việc khác nữa với tính chất khó xử lí hơn. Pháp Luật cần phải được quy định chặt chẽ và bao quát hơn nữa để dễ dàng trong việc giải quyết.

Những bất cập còn tồn đọng là gì?

Tên thương mại được coi là hợp pháp khi được cấu thành 2 thành phần: chung và riêng. Tên thương mại phải được sử dụng trong một lĩnh vực, khu vực nhất định, không được xâm phạm với một nhãn hiệu đã được đăng kí bảo hộ trước đó. Nguyên tắc chung này giúp cho tên thương mại được tự động bảo hộ mà không cần đi đăng kí tại cục SHTT.

Nhãn hiệu phải được xác lập quyền, phải đăng kí tại cục SHTT và nhãn hiệu sử dụng cũng không được xâm phạm với tên thương mại.

Các quy định của pháp luật thực sự chưa có thống nhất về mặt quy định. Cơ quan đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch và đầu tư còn cơ quan đăng ký cấp văn bằng bảo hộ của cục SHTT Bộ KHCN chưa có sự thống nhất và liên thông với nhau cụ thể là khi đã cấp văn bằng rồi thì không được cấp GCNĐKKD với tên đó nữa.

Tên thương mại thường dùng cho hoạt động kinh doanh cho Công ty.Nhãn hiệu dùng cho sản phẩm và dịch vụ. Cần xác định rõ khi mà tên thương mại được sử dụng như yếu tố chỉ dẫn thương mại phân biệt sản phẩm dịch vụ để tránh xảy ra việc xâm phạm nhãn hiệu.

Theo quy định thì doanh nghiệp đăng ký tên thương  mại của doanh nghệp được ĐKKD tại Sở kế hoạch và đầu tư theo Luật DN, trong khi đó quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu lại được xác lập ở cục SHTT theo quy định của Luật SHTT chính vì vậy với một số lượng lớn DN được thành lập nhiều chuyên gia cho rằng việc DN đặt tên trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu, tên thương mại của DN khác là điều khó tránh khỏi.

Rủi ro pháp lý thực sự rất phức tạp, nếu xảy ra xâm phạm thì phải buộc thu hồi, quản lí thị trường sẽ xem xét xử phạt, hoặc có thể là vụ án dân sự kéo dài, nghiêm trọng hơn là vụ án hình sự.

Nguyên nhân dễ dẫn đến xâm phạm xảy ra:

Môi trường cạnh tranh ngày càng cao việc sử dụng tài sản trí tuệ, nhãn hiệu để làm công cụ cạnh tranh ngày càng lớn. Tranh chấp nhãn hiệu nảy sinh ngày càng nhiều

Không tìm hiểu rõ về quy định của pháp luật đối với việc bảo hộ cũng như đặt tên thương mại, nhãn hiệu. Ngoài ra cũng không loại trừ việc các doanh nghiệp ra đời sau cố tình đặt tên thương mại của mình trùng hoặc tương tự với các nhãn hiệu uy tín trên thị trường nhằm lợi dụng thương hiệu uy tín của các doanh nghiệp trước đó để rút ngắn thời gian quảng bá sản phẩm thương hiệu của mình.Mà không lường trước được sẽ để lại hậu quả phía sau dẫn đến tranh chấp tên thương mại, nhãn hiệu.

Doanh nghiệp nên làm gì?

Trên thực tế có những nhãn hiệu giá trị trên thế giới như Apple, Samsung, Microsoft,.... xu thế phát triển thương hiệu và phát triển kinh doanh đều lựa chọn việc sử dụng tên thương mại để đăng kí nhãn hiệu.Việc sử dụng song song này giúp thúc đẩy và phát triển thương hiệu ngày càng cao.

Thiệt haị đối với các bên do tranh chấp nhãn hiệu và tên thương mại là hiện hữu chính vì vậy DN cần ý thức hơn trong việc đặt tên thương mại và nhãn hiệu hàng hóa đặc biệt là việc tra cứu cẩn thận trước khi thành lập DN hoặc đăng ký rủi ro không đáng có để lại hậu quả khôn lường về sau.

Cần lưu ý chọn tên độc đáo và đặc biệt, tránh sự trùng và tương tự, cách tốt nhất DN nên chọn tên đăng kí bảo hộ nhãn hiệu trước và sau đó mới nên đăng kí kinh doanh với tên thương mại sau và sử dụng chính tên nhãn hiệu của mình.

HỒNG VUI

Bạn đọc đặt tạp chí Pháp lý dài hạn vui lòng để lại thông tin.