Pháp luật “hở” khi trí tuệ nhân tạo (AI) tác động đến sự hình thành tài sản trí tuệ

Ky Anh

(PLBQ). Thời đại công nghệ trỗi dậy cùng với sự ra đời của trí tuệ nhân tạo nó có thể tác động đến mọi mặt của đời sống - kinh tế - xã hội trong đó có sự hình thành tài sản trí tuệ.

(Ảnh : Smartfactoryvn.com)

>> Trí tuệ nhân tạo (AI) ảnh hưởng thế nào đến pháp luật nhãn hiệu?

>> Nghiên cứu, phát triển và kết nối cộng đồng trí tuệ nhân tạo

>> Trí tuệ nhân tạo có thể là 'vũ khí sát thương' trong cạnh tranh Mỹ-Trung

Trí tuệ nhân tạo (Artificial intelligence) viết tắt là AI. Một ngành thuộc lĩnh vực khoa học máy tính là trí tuệ do con người lập trình tạo nên với mục tiêu giúp máy tính có thể tự động hóa các hành vi thông minh như con người. AI đã trở thành mục tiêu chiến lược của nhiều quốc gia trên thế giới.

Trên thế giới sự bùng nổ của AI đã diễn ra từ rất lâu. Tuy nhiên, ở nước ta những năm gần đây mới thật sự có sự quan tâm đến lĩnh vực này. Tại Việt Nam, trí tuệ nhân tạo cũng đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như nông nghiêp, y tế, nông nghiệp, ngân hàng... Trong đợt dịch Covid công nghệ trí tuệ nhân tạo cũng đem lại những lợi ích đáng kể như sử dụng công nghệ AI trong truy vết người tiếp xúc, số hoá các tờ khai hay đưa robot tự động giúp khử khuẩn. Trên thực tế, AI có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển kinh tế, xã hội nhưng cũng đem lại một số tác động trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

AI ảnh hưởng đến vấn đề bản quyền.

Trí tuệ nhân tạo có thể sáng tác trên nhiều lĩnh vực và được xác định ở cương vị như một “tác giả”. Một số tác phẩm được AI tạo gây ấn tượng như:

Bức tranh The next Rembrandt ( Ảnh : Ing.com )

Tác phẩm The next Rembrandt nhìn qua nó như một bức tranh vẽ của các danh họa những bức tranh này được tạo ra bởi các phân tích dữ liệu vào máy tính. Ngoài ra còn có Wavenet một sản phẩm của công ty trí tuệ nhân tạo thuộc sự sở hữu của Google là một phần mềm sử dụng mạng lưới thần kinh để tạo ra bài phát biểu và các bản nhạc hay tiểu thuyết The day a machine writes a novel  được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo, trò chơi điện tử với nhân vật ảo được lập trình AI để độc lập tương tác với người chơi và còn rất nhiều sản phẩm trí tuệ khác.

Sự phát triển nhanh chóng với những sản phẩm trí tuệ đa dạng đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau của các tác giả không phải là con người mà là máy móc tạo ra. Các tác phẩm trí tuệ nhân tạo này mang ý nghĩa to lớn về vấn đề bản quyền, Tuy nhiên, hầu hết các quốc gia đều yêu cầu tác giả là phải con người, như vậy về lý thuyết những tác phẩm này sẽ không được bảo vệ bởi pháp luật.

Vậy sẽ ra sao nếu những tác phẩm này sẽ bị đánh cắp hay sử dụng miễn phí?

Ví dụ: Công ty A đầu tư 1 triệu đô và hệ thống phát triển phần mềm tạo ra những bản nhạc nhưng khi được tung ra thị trường nó lại không được pháp luật bảo vệ và các cá nhân, tổ chức có thể ăn cắp ý tưởng hay sử dụng miễn phí bản nhạc này không phải chi trả bất kỳ khoản phí nào cho những hành vi đó.

Việc sử dụng dữ liệu để cung cấp cho các thuật toán cũng có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý. AI được đào tạo và phát triển bằng cách sử dụng dữ liệu do vậy nên rất khó đoán được là AI có vi phạm bản quyền đối với các tập dữ liệu và các dữ liệu được cung cấp cho phần mềm hay không, khi đó cần phải được đặt ra trường hợp nếu AI vi phạm bản quyền thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm với những lỗi vi phạm bản quyền đó?

Đăng ký bản quyền cho trí tuệ nhân tạo hay không có tác động rất lớn đến sở hữu trí tuệ và trực tiếp đến người đầu tư phát triển hệ thống. Việc pháp luật có thể từ chối bảo hộ hoặc gắn quyền tác giả cho người tạo ra phần mềm đang là vấn đề các quốc gia trên thế giới đang nghiên cứu. Tại một số nước như New Zealand, Anh đã trao quyền tác giả cho lập trình viên. Xác định quyền tác giả của sở hữu trí tuệ được coi là vấn đề then chốt nhằm định hướng và tạo tiền đề để giải quyết những vấn đề pháp lý và phát triển sở hữu trí tuệ. Những bất cập trên cũng đòi hỏi pháp luật hiện hành phải nhanh chóng hoàn thiện khung cơ sở pháp lý cho các sản phẩm trí tuệ nhân tạo nhằm theo kịp tốc độ phát triển của xã hội trong bối cảnh hiện nay song song với đó phải đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh.

Ảnh hưởng của AI đến nhãn hiệu và quyền riêng tư người tiêu dùng

AI có ích trong việc thu thập và phân tích dữ liệu lớn để biết được người dùng mong muốn gì. Ngoài ra còn được sử dụng như một giải pháp chống hàng giả vô cùng hiệu quả giúp người tiêu dùng có thể yên tâm hơn đặc biệt khi mua hàng tại các nền tảng thương mại điện tử.

Alibaba cũng đã đầu tư và tung ra chương trình liên minh chống hàng giả bằng giữ liệu lớn (Big Data Anti-Counterfeiting Alliance) với 20 nhãn hiệu quốc tế. Giúp chính quyền Trung Quốc bắt nghi phạm và thu giữ số lượng hàng giả lớn.  Cùng với đó đã xoá bỏ được 380 triệu sản phẩm và đóng cửa 180.000 gian hàng thương mại điện tử. Ngoài Alibaba, Amazon cũng nghiên cứu và áp dụng chương trình Brand Registry giảm được 99% hàng giả so với trước đó trên trang thương mại điện tử của họ. Qua đó, có thể thấy AI mang lại hiệu quả trong công cuộc chống lại hàng giả và ảnh hưởng tích cực đến nhãn hiệu. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ảnh hưởng tiêu cực dưới đây.

Để AI có thể tạo ra được các sản phẩm sáng tạo như vậy là do AI đã phân tích các chiến lược và thông tin cá nhân. Dữ liệu hoá bằng cách tự động sao chép thông tin. AI cũng có thể làm ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng  như thông qua thương mại điện tử AI sẽ thu thập phân tích giữ liệu người tiêu dùng để biết họ muốn gì, những tác động đáng kể đó ảnh hưởng đến quyền riêng tư và sở hữu trí tuệ. Người tiêu dùng lo ngại hơn có thể bị xâm phạm quyền riêng tư nhắm đến họ. Ngoài ra, có thể bị khiếu nại vi phạm bản quyền bí mật kinh doanh, bí mật thương mại.

Thông qua dữ liệu thu thập được, AI đề xuất sản phẩm cho người tiêu dùng. Do vậy, quá trình mua hàng đã bị tác động bởi thông tin có sẵn của AI. Ngay cả khi không quyết định mua hàng, AI vẫn khiến khách hàng bị ảnh hưởng về cách nhìn nhận thị trường và nhãn hiệu và sản phẩm mà nhãn hiệu lại liên quan trực tiếp đến quá trình mua hàng và tương tác giữa người tiêu dùng với sản phẩm và nhãn hiệu. Việc AI đưa ra những gợi ý liên quan sẽ làm khách hàng lầm tưởng hay nhầm lẫn đã mua được sản phẩm cùa nhãn hiệu mình cần tìm. Điều đó làm nhãn hiệu bị ảnh hướng lớn về hình ảnh, uy tín của mình.

Multi Time Machine đã đưa ra một vụ kiện chống lại Amazon vì vi phạm nhãn hiệu, cáo buộc các trang trên Amazon.com với các tìm kiếm từ khóa “MTM special ops watches” có thể gây nhầm lẫn với khách hàng, khi đồng hồ MTM không được bán trên trang. Amazon đã dẫn liên kết  một số kết quả với đồng hồ khác xem là tương tự khi tìm kiếm từ khoá “ MTM special ops watches”.

Qua đây, có thể thấy AI mang đến nhiều cơ hội phát triển cho đất nước nhưng cũng có những thách thức khó giải quyết, một trong những thách thức đó là pháp luật hiện nay chưa có các quy định cụ thể để giải quyết vấn đề trên.

Tuy nhiên, trong những năm tới Việt Nam đang thực hiện kế hoạch triển khai “Chiến lược quốc gia về nghiên cứu phát triển vai ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030” của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành, trong kế hoạch ngoài xây dựng cơ sở vật chất tập trung phát triển nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo sẽ xây dựng và hoàn thiện bổ sung các văn bản pháp luật về sở hữu trí tuệ liên quan tới AI. Do vậy, những vấn đề pháp lý liên quan có thể sẽ được giải quyết khi thực hiện chiên lược này.  

Lưu ý: Bài viết dựa trên quan điểm khoa học và thực tiễn, không nhằm quảng bá cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào.

Tô Chiêm

Bạn đọc đặt tạp chí Pháp lý dài hạn vui lòng để lại thông tin.