Sự khác nhau giữa Quyền sở hữu trí tuệ và Quyền sở hữu tài sản hữu hình

Tài sản trí tuệ là những sản phẩm do trí tuệ con người sáng tạo, không xác định được bởi đặc điểm vật chất nhưng lại có giá trị lớn và sinh ra lợi nhuận. Hiện nay việc xác định tài sản trí tuệ với tài sản hữu hình đã dễ dàng hơn trước. Tuy nhiên, trên thực tế, việc phân biệt tài sản trí tuệ và tài sản hữu hình thông thường không dễ dàng.

Để giúp doanh nghiệp thuận tiện trong việc xác định và quản lý tài sản, Pháp luật và Bản quyền đưa ra bảng phân biệt quyền sở hữu trí tuệ và quyền sở hữu tài sản hữu hình như sau:

1. Căn cứ pháp lý:

Luật sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019) (viết tắt là Luật SHTT). Bộ Luật dân sự 2015 (viết tắt là BLDS).

2. Phân biệt:

Tiêu chí

Quyền sở hữu trí tuệ

Quyền sở hữu tài sản hữu hình

Khái niệm

Sở hữu trí tuệ được định nghĩa là tập hợp các quyền đối với tài sản vô hình là thành quả lao động sáng tạo hay uy tín kinh doanh của các chu thể, được pháp luật quy định bảo hộ.

Tài sản hữu hình thông thường là tài sản được biểu hiện dưới hình thái vật chất, có thể nhìn thấy được và có giá trị đo lường cụ thể.

Cấu tạo

Không có cấu tạo vật chất nhất đinh, tồn tại dưới dạng thông tin, tri thức, chứa đựng hiểu biết của con người về tự nhiên và xã hội, con người cảm nhận qua quá trình nhận thức và tư duy.

Có cấu tạo vật chất nhất định, con người cẩm nhận thông qua các giác quan.

Tính hao mòn

Không bị hao mòn về mặt vật lý qua quá trình sử dụng.

Bị hao mòn về mặt vật lý qua quá trình sử dụng.

Đối tượng

Tài sản vô hình là kết quả của quá trình tư duy sáng tạo trong bộ não con người được biểu hiện dưới nhiều hình thức.

  • Quyền tác giả
  • Quyền liên quan
  • Quyền sở hữu công nghiệp
  • Quyền đối với giống cây trồng.

Là tài sản không nhìn thấy được, nhưng trị giá được tính bằng tiền và có thể trao đổi. Ví dụ: tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học; cuộc biểu diễn…

Tài sản hữu hình, được qui định tại Điều 105 BLDS bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

Hình thái

Tồn tại dưới dạng quyền tài sản và quyền nhân thân.

Thể hiện dưới dạng hình thái vật chất nhất định.

Căn cứ xác lập

- Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện d­ưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. (Khoản 1 Điều 6 Luật SHTT)

- Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả. (Khoản 2 Điều 6 Luật SHTT)

- Quyền sở hữu công nghiệp được xác lập như sau:

+ Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

+ Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.

+ Quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

+ Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó;

+ Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó;

+ Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được xác lập trên cơ sở hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh.

(Khoản 3 Điều 6 Luật SHTT)

- Quyền đối với giống cây trồng được xác lập trên cơ sở quyết định cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này. (Khoản 4 Điều 6 LSHTT)

- Quyền sở hữu chỉ đề cao quyền sử dụng, định đoạt. Vì bản chất là tài sản vô hình, chúng ta không thê cầm năm được tài sản nên quyền chiếm hữu ít được đè cập tới

- Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, do hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ.

- Được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.

- Thu hoa lợi, lợi tức.

- Tạo thành tài sản mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến.

- Được thừa kế.

(Các trường hợp chiếm hữu theo qui định của pháp luật Điều 221 BLDS)

- Việc định đoạt tài sản hữu hình cần kèm theo với sự chiếm hữu. Ví dụ: A chỉ có thể quyền sử dụng một chiếc xe nếu B là chủ sở hữu giao quyền chiếm hữu chiếc xe cho A.

Quyền chiếm hữu

Không có ý nghĩa quan trọng, bất cứ ai có khả năng nhật thức và tư duy đều có thể chiếm hữu tài sản.

Có ý nghĩa quan trọng, thường trao cho chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép.

Quyền sử dụng

Có thể sử dụng đồng thời bởi nhiều người một cách động lập.

Không thể sử dụng bởi nhiều người một cách độc lập.

Khả năng bảo vệ tài sản

Chủ sở hữu khó kiểm soát và ngăn chặn chủ thể khác, sử dụng khái thác tài sản của mình.

Chủ sở hữu dễ dàng hơn trong việc kiểm soát và ngăn chặn chủ thể khác, sử dụng khái thác tài sản của mình.

Giới hạn về mặt thời gian

Các quyền tài sản khác thuộc quyền sở hữu trí tuệ chỉ được bảo hộ trong một khoảng thời gian nhất định, trong thời hạn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là bất khả xâm phạm. Hết thời hạn bảo hộ này (bao gồm cả thời hạn gia hạn nếu có), tài sản đó trở thành tài sản chung của nhân loại, có thể được phổ biến một cách tự do nà không cần bất kỳ sự cho phép của chủ sở hữu.

Ví dụ: Theo Điểm a Khoản 2 Điều 27 Luật SHTT quy định: Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản này.

Phạm vi bảo hộ không bị bó hẹp trong một quốc gia.

Quyền sở hữu không bị giới hạn trong một khoảng thời gian nhất định, trừ trường hợp có quy định khác.

Giới hạn về mặt không gian

Có giới hạn nhất định. Chỉ được bảo hộ trong phạm vi lãnh thổ quốc gia nơi đối tượng được bảo hộ, khi có tham gia Điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ thì lúc đó phạm vi bảo hộ được mở rộng ra các quốc gia thành viên.

Ví dụ: bạn đăng ký bảo hộ ở quốc gia A thì trong phạm vi quốc gia này, không ai được xâm phạm đến quyền sở hữu của bạn đối với tài sản đó.

Tuy bảo hộ một cách tuyệt đối tuy nhiên quyền này không hề có giá trị tại quốc gia B (hay C) khác, trừ khì các quốc gia này cùng tham gia này cùng tham gia một Điều ước quốc tế về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Không bị giới hạn về lãnh thổ, quốc gia, trừ trường hợp pháp luật có quy dịnh khác.

Đăng ký bảo hộ

Các quyền thuộc quyền sở hữu trí tuệ gồm quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng. Có quyền phải đăng ký bảo hộ tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mới phát sinh quyền được bảo hộ.

Tuy nhiên, quyền tác giả thì phát sinh mà không cần đăng ký. (Điều 49, 86, 87, 88, 164 Luật SHTT)

- Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là bất động sản được đăng ký theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đăng ký tài sản.

- Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là động sản không phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật về đăng ký tài sản có quy định khác.

- Việc đăng ký tài sản phải được công khai.

(Điều 106 BLDS)

Định giá

Tài sản vô hình khó khăn trong việc định giá trị, chủ yếu dựa vào hàm lượng chất xám, công sức, trí tuệ để tạo lập tài sản.

Tài sản hữu hình dễ dàng xác định giá trị, chủ yếu thông qua các thuộc tính vật chất cấu thành lên tài sản.

 

NGUYỄN HOÀI NAM

Bạn đọc đặt tạp chí Pháp lý dài hạn vui lòng để lại thông tin.