Thu hồi tài sản bị chiếm đoạt: Kinh nghiệm rút ra từ một số vụ án kinh tế, tham nhũng

Đinh Văn Chiến

Trong nhiều vụ án lớn – đặc biệt những vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉ lệ tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt được kê biên, thu hồi ngày càng nhiều. Nghiên cứu các vụ án này, chúng ta rút ra được những bài học kinh nghiệm quí trong công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt.

anh-minh-hoa-1644415250.jpg

Ảnh minh hoạ (nguồn internet)

Mặc dù việc truy vết, chứng minh, phong toả kịp thời để thu hồi những tài sản bị thất thoát chiếm đoạt là vô cùng khó khăn, phức tạp. Bởi, với tội phạm kinh tế, tham nhũng, các đối tượng thường có trình độ chuyên môn cao, hiểu biết pháp luật, có chức vụ, quyền lực chính trị… sẽ tìm mọi cách “tẩu tán” ngay từ khi có được tài sản phi pháp. Đặc biệt, trong một số vụ án, vụ việc vẫn còn để xảy ra tình trạng có đối tượng bỏ trốn, tẩu tán tài sản ra nước ngoài, khiến cho việc thu hồi tài sản tham nhũng, chiếm đoạt vốn đã khó lại càng khó khăn để thu hồi.

Tuy nhiên, trong nhiều vụ án lớn – đặc biệt những vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉ lệ tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt được kê biên, thu hồi ngày càng nhiều. Nghiên cứu các vụ án này, chúng ta rút ra được những bài học kinh nghiệm quí trong công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt.

Kê biên, thu hồi tài sản bị chiếm đoạt trong nhiều vụ án ngày càng lớn…

Những năm qua mặc dù dịch bệnh Covid-19, diễn biến phức tạp nhưng các cơ quan chức năng của Đảng và Nhà nước vẫn luôn khẳng định quyết tâm đấu tranh phòng, chống tham nhũng mạnh mẽ,  “không ngừng”, “không nghỉ”, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”.

Đặc biệt, dưới sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, công cuộc phòng chống tham nhũng, tiêu cực của nước ta đã có những chuyển động mạnh mẽ, quyết liệt, thu được nhiều kết quả rất quan trọng. Nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng lớn, đặc biệt nghiêm trọng được triệt phá, đưa ra ánh sáng, trừng trị nghiêm minh nhiều đối tượng, quan tham – những kẻ sâu mọt, đục khoét công quỹ, tiền của của nhân dân… đã để lại dấu ấn tốt, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội, nâng cao vị thế, uy tín của Đảng và Nhà nước.

dai-an-buon-lau-200-trieu-lit-xang-gia-1644415285.jpg

Đại án buôn lậu 200 triệu lít xăng giả: kê biên, phong toả được khối lượng tài sản khổng lồ

Song song với đó, công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án kinh tế, tham nhũng tiếp tục được trú trọng và đạt được nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, tỷ lệ thu hồi trên tổng số phải thu hồi vẫn còn thấp, chưa đạt như mong muốn.

Theo số liệu báo cáo của cơ quan Thi hành án, trong năm 2021, các cơ quan THADS đã thi hành xong trên 4.000 tỷ đồng. Ngay sau khi các biện pháp giãn cách được nới lỏng, do có sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ Tư pháp, Tổng cục THADS, sự nỗ lực của các cơ quan THADS từ 1/10/2021 - 30/11/2021, các cơ quan THADS đã thu được trên 5.000 tỷ đồng, nâng tổng số tiền thi hành xong từ (1/10/2020 - 30/11/2021) trên 9.000 tỷ đồng.

Mặc dù vậy, theo dõi lĩnh vực phòng chống tham nhũng, tiêu cực chúng tôi nhận thấy rằng, những năm gần đây, trong những vụ án lớn – đặc biệt những vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉ lệ tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt được kê biên, thu hồi ngày càng nhiều.

Điển hình nhất là trong đại án buôn lậu 200 triệu lít xăng giả, với quyết tâm mạnh mẽ, cơ quan chức năng đã truy vết, thu giữ và phong tỏa được khối lượng khổng lồ tài sản của các đối tượng, bị can, bị cho là tang vật của vụ án gồm hàng trăm tỷ đồng tiền mặt, hàng loạt bất động sản, ôtô, tàu biển... tại nhiều địa phương trên cả nước. Tổng giá trị tài sản thu giữ và phong tỏa được trị giá hơn 1.000 tỷ đồng. Hiện, Công an tỉnh Đồng Nai đang tiếp tục đấu tranh mở rộng chuyên án.

Hay như trong vụ nâng khống giá kít xét nghiệm Covid-19 của Việt Á, Cho đến nay, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã phong tỏa, ngăn chặn, kê biên nhiều tài khoản, sổ tiết kiệm của Phan Quốc Việt và các đối tượng thuộc Công ty Việt Á trị giá hơn 320 tỷ đồng, 100.000 USD, 20 bất động sản trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, Hà Nội và các địa phương khác; 8 bất động sản của Phạm Duy Tuyến... tổng giá trị tài sản đã phong tỏa, ngăn chặn, kê biên khoảng 1.220 tỉ đồng, trong đó có 380 tỉ đồng tiền mặt và giá trị bất động sản hơn 840 tỉ đồng.

Và còn nhiều vụ án khác như vụ án tham nhũng liên quan tới thương vụ MobiFone mua 95% cổ phần của AVG – đây vụ án đạt tỷ lệ thu hồi tài sản kỷ lục từ trước tới nay (100% tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt đã được thu hồi), với tổng số tiền thu hồi đạt 8.774 tỷ đồng tiền thất thoát và hơn 138 tỷ đồng tiền thu lợi bất chính…

Những bài học kinh nghiệm trong công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt

Mặc dù việc truy vết, chứng minh, phong toả kịp thời để thu hồi những tài sản bị thất thoát chiếm đoạt là vô cùng khó khăn, phức tạp. Bởi, với tội phạm kinh tế, tham nhũng, các đối tượng thường có trình độ chuyên môn cao, hiểu biết pháp luật, có chức vụ, quyền lực chính trị… sẽ tìm mọi cách “tẩu tán” ngay từ khi có được tài sản phi pháp. Đặc biệt, trong một số vụ án, vụ việc vẫn còn để xảy ra tình trạng có đối tượng bỏ trốn, tẩu tán tài sản ra nước ngoài, khiến cho việc thu hồi tài sản tham nhũng, chiếm đoạt vốn đã khó lại càng khó khăn để thu hồi.

Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, dù khó nhưng không phải là không thể. Nếu có quyết tâm và làm bài bản làm theo đúng quy trình sẽ thu hồi được. Bởi, nếu cứ sợ, nể nang, dĩ hòa vi quý, thậm chí động lòng thì không thu hồi được. Vấn đề này cũng từng được chính Bộ Tư pháp và hệ thống thi hành án dân sự thẳng thắn nhìn nhận chỉ ra những hạn chế như: việc xử lý một số tài sản kê biên còn chậm; vẫn còn có hiện tượng cán bộ, công chức vi phạm trình tự, thủ tục trong quá trình tổ chức thu hồi tài sản, có biểu hiện trông chờ, không thực hiện hết trách nhiệm, ỷ lại cấp trên…

vu-an-nang-khong-gia-kit-xet-nghiem-covid-19-cua-viet-a-1644415478.png

Vụ án nâng khống giá kít xét nghiệm Covid-19 của Việt Á: tổng giá trị tài sản đã phong tỏa, ngăn chặn, kê biên khoảng 1.220 tỉ đồng.

Nghiên cứu các vụ án nói trên, chúng tôi rút ra được những bài học kinh nghiệm trong công tác thu hồi tài sản thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án kinh tế, tham nhũng.

Theo đó, để công tác thu hồi tài sản thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án kinh tế, tham nhũng đạt hiệu quả tốt nhất, trước tiên cần phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng (gồm cơ quan điều tra, kiểm sát, tòa án và cơ quan thi hành án) trong cả quá trình điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án nhằm kịp thời truy vết, phong toả, kê biên thu hồi tài sản có được do các đối tượng phạm tội mà có.

Cụ thể, ngay từ khi tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm về tham nhũng, kinh tế, cũng như trong suốt quá trình điều tra, tuy tố, xét xử, trong quá trình xử lý các vụ án tham nhũng, các cơ quan chức năng phối hợp chặt chẽ, đề ra các biện pháp hữu hiệu để thu hồi triệt để tài sản bị thiệt hại. Chúng ta có thể thấy rõ hiệu quả của nó trong các đại án gần đây như vụ buôn lậu 200 triệu lít xăng giả, vụ nâng khống giá kít xét nghiệm Covid-19 của Việt Á… với giá trị tài sản thu giữ và phong tỏa được lên tới hàng nghìn tỷ đồng.

Đồng thời, ngoài việc áp dụng đúng và đầy đủ các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự như khám xét, thu giữ, tạm giữ và kê biên tài sản, các cơ quan tiến hành tố tụng cũng cần phải làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật, nên các đối tượng phạm tội đã tự nguyện nộp tài sản đã chiếm đoạt. Điều này thấy được qua đại án AVG hay trọng vụ Nguyễn Duy Linh (cựu phó tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo - Bộ Công an) nhận hối lộ 5 tỉ đồng từ Vũ "nhôm"… Có thể thấy, ban đầu, các đối tượng và người nhà vẫn chưa chịu hoàn trả toàn bộ tiền, tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt. Qua quá trình tố tụng, xét hỏi, xét xử trước tòa những người vi phạm đã thức tỉnh. Chính sự thức tỉnh đó có ý nghĩa quan trọng khiến các đối tượng và người nhà bồi hoàn toàn bộ số tiền đã chiếm đoạt, thu lợi bất chính.

Bài học được rút ra từ các vụ án cho thấy đối với những vụ việc nào các cơ quan chức năng nghiêm túc, kịp thời quyết liệt ngay từ giai đoạn đầu vụ án sẽ thu hồi được tài sản bất minh. Ở đây đòi hỏi lực lượng lượng chức năng phải làm việc bài bản bởi với tội phạm quyết liệt thu hồi tài sản bị phân tán, đứng tên vợ, chồng, con cái, người thân… của các đối tượng. Nếu có quyết tâm và làm bài bản làm theo đúng quy trình chúng tôi cho rằng sẽ thu hồi được.

Thay lời kết

Trong công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung, phòng chống tham nhũng, tiêu cực nói riêng. Đặc biệt trong các vụ án kinh tế, tham nhũng… nếu chỉ, đưa ra ánh sáng được nhiều đối tượng, xử lý nghiêm minh, bỏ tù được nhiều kẻ phạm tội mà không thu hồi được tài sản bị tham nhũng, chiếm đoạt thì vụ án vẫn chưa thể được coi là triệt để và toàn diện.

Do đó, để cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung, phòng chống tham nhũng, tiêu cực nói riêng đạt hiệu quả cao và toàn diện hơn, bên cạnh việc xử lý nghiêm minh đối với những kẻ phạm tội, thì cần phải thu hồi triệt để tài sản bị tham nhũng, chiếm đoạt trong các vụ án. Đặc biệt là những tài sản đã bị các đối tượng tẩu tán, cất giấu ở nước ngoài.

Mặc dù việc truy vết, chứng minh, phong toả kịp thời để thu hồi những tài sản bị thất thoát chiếm đoạt là vô cùng khó khăn, phức tạp. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, dù khó nhưng không phải là không thể. Từ vụ án như vụ buôn lậu 200 triệu lít xăng giả, vụ nâng khống giá kít xét nghiệm Covid-19 của Việt Á hay “Đại án AVG” vụ Nguyễn Duy Linh nhận hối lộ 5 tỉ đồng từ Vũ "nhôm"… chúng ta rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm để vận dụng trong việc truy vết, chứng minh, phong toả kịp thời để thu hồi những tài sản bị thất thoát chiếm đoạt.

Theo chúng tôi, để nâng cao được hiệu quả công tác thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế yêu cầu đầu tiên đặt ra đối với các cơ quan tố tụng, đó là sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng (gồm cơ quan điều tra, kiểm sát, tòa án và cơ quan thi hành án) trong cả quá trình điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án nhằm kịp thời truy vết, phong toả, kê biên thu hồi tài sản có được do các đối tượng phạm tội mà có.

Trong đó, các cán bộ, người được giao nhiệm vụ trong quá trình tham gia tố tụng phải kiên quyết, quyết liệt, vận dụng một cách linh hoạt những biện pháp, cách thức thu thập triệt để những thông tin, tài liệu chứng cứ liên quan chứng minh tài sản bị thất thoát chiếm đoạt để kịp thời phong toả, kê biên…

Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cần phải có những giải pháp về cơ chế chính sách pháp luật về thu hồi tài sản bị thất thoát chiếm đoạt trong các vụ án hình sự như: hoàn thiện về cơ chế thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt không qua thủ tục kết tội; hoàn thiện chính sách hình sự đối với người phạm tội tham nhũng đã chủ động khắc phục hậu quả; rà soát, sửa đổi bổ sung quy định về thi hành án dân sự, xây dựng trình tự, thủ tục riêng về thi hành án các vụ án tham nhũng, kinh tế trong giai đoạn thi hành án dân sự; hoàn thiện quy định về thẩm định giá, bán đấu giá tài sản đã kê biên, phong toả để thi hành án…

Và đặc biệt là những cơ chế chính sách pháp luật nhằm phòng ngừa, ngăn chặn ngay từ đầu sự hình thành tài sản, thu nhập bất minh. Hay nói cách khác là làm cho các đối tượng không thể tham ô, chiếm đoạt hay tẩu tán tài sản do phạm tội mà có.

Bạn đọc đặt tạp chí Pháp lý dài hạn vui lòng để lại thông tin.