Liên minh quyền tài sản (Property Rights Alliance) xây dựng và công bố một bộ chỉ số riêng về quyền tài sản quốc tế (International property rights index - IPRI). Chỉ số quyền tài sản quốc tế được đánh giá dựa trên các nhóm yếu tố về: môi trường pháp lý và chính trị, quyền sở hữu vật chất và quyền sở hữu trí tuệ. Đây là chỉ số được thiết kế dành riêng cho việc đo lường quyền sở hữu trí tuệ và quyền sở hữu vật chất. Chỉ số IPRI nhấn mạnh vai trò thiết yếu của quyền sở hữu trong việc tạo lập một nền kinh tế thịnh vượng và xã hội công bằng. Tuy nhiên, như một số bảng xếp hạng toàn cầu khác, chỉ số này được xây dựng trên cơ sở cách tiếp cận riêng của Liên minh quyền tài sản, nhưng dữ liệu chủ yếu dựa trên kết quả điều tra, khảo sát của các tổ chức quốc tế khác (ví dụ như năng lực cạnh tranh toàn cầu của WEF, Quản trị toàn cầu của WB,…). Chính vì vậy, kết quả xếp hạng chủ yếu căn cứ vào cảm nhận, không thấy rõ được nguyên nhân của những hạn chế, thách thức về quyền tài sản và do đó, khó nhận diện được những giải pháp cụ thể.
Theo đó, tạo ra một hệ thống bảo vệ tài sản tư nhân hợp pháp trở thành một thể chế hữu ích cho xã hội vì nó vận hành để bảo vệ các quyền tự do. Quyền tài sản thúc đẩy năng suất, nuôi dưỡng tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Quyền tài sản là nền tảng quan trọng của nền kinh tế thị trường.
Vì thế, điều cần thúc đẩy trong nền kinh tế là làm cho các thị trường hiệu quả hơn, giảm nguồn lực nhàn rỗi, giảm chi phí giao dịch, giảm thời gian, tăng số lượng và chất lượng. Từ năm 2007, Liên minh quyền tài sản xây dựng và phát triển Chỉ số quyền tài sản quốc tế (IPRI), công bố hàng năm để đo lường mức độ bảo vệ quyền tài sản. Chỉ số này được sử dụng như một hàn thử biểu về thực trạng quyền tài sản ở các quốc gia trên thế giới, bao gồm ba cấu phần (Nhóm chỉ số): Môi trường chính trị và pháp lý (LP); Quyền sở hữu vật chất (PPR); Quyền sở hữu trí tuệ (IPR) (xem Sơ đồ ).
Nhóm chỉ số Môi trường chính trị và pháp lý (LP) cung cấp thông tin về chất lượng thể chế của một quốc gia và mức độ tôn trọng “luật chơi”. Do đó, nhóm chỉ số này có phạm vi rộng và ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển và bảo vệ quyền tài sản vật chất và sở hữu trí tuệ. Hai thành phần khác là Quyền tài sản vật chất (PPR) và Quyền sở hữu trí tuệ (IPR) phản ánh hai hình thức quyền sở hữu quan trọng đối với phát triển kinh tế của các quốc gia. Nội dung trong hai song chỉ số IPRI đo lường các yếu tố cốt lõi liên quan trực tiếp đến hiệu quả và mức độ bảo vệ quyền tài sản vật chất và sở hữu trí tuệ.nhóm này thể hiện quyền được quy định và kết quả thực tế ở mỗi quốc gia. Theo đó, chỉ số IPRI bao gồm 10 chỉ số, Mặc dù có nhiều yếu tố liên quan đến quyền tài sản.
Theo Chỉ số Quyền sở hữu trí tuệ trong Bộ chỉ số Quyền tài sản (INTERNATIONAL PROPERTY RIGHTS INDEX) của Liên minh quyền tài sản (Property Rights Alliance) năm 2021, điểm IPRI của Việt Nam giảm -0,137 xuống còn 4,995, xếp thứ 15 trong khu vực Châu Á và Châu Đại Dương và thứ 84 trên thế giới. Việt Nam được IMF xếp vào nhóm các nước Châu Á mới nổi và đang phát triển và Ngân hàng Thế giới đánh giá là nước có thu nhập trung bình thấp. Trong đó:
- Chỉ số phụ về Chính trị và Pháp luật của Việt Nam giảm -0,102 xuống còn 4,634 với số điểm 4.094 về Độc lập tư pháp, 4.966 về Pháp quyền, 5.504 về Ổn định chính trị và 3.972 về Kiểm soát tham nhũng.
- Chỉ số phụ về Quyền sở hữu tài sản của Việt Nam giảm -0.145 xuống còn 6.03 với điểm số là 4.975 về mức độ Bảo hộ quyền tài sản, 8.307 về Đăng ký tài sản và 4.373 về Khả năng tiếp cận các khoản vay.
- Chỉ mục phụ về quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam giảm -0,164 xuống còn 4,467 với số điểm là 4,443 về mức độ Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, 5,75 về Bảo hộ sáng chế, 2,6 về Bảo hộ bản quyền và 5,076 về Bảo hộ nhãn hiệu.
Việt Nam là thành viên của các hiệp định hội nhập khu vực sau: Asean và TPP-11.
Tài liệu tham khảo
1. Property Rights Alliance (2018), International property rights index 2018
2. https://www.internationalpropertyrightsindex.org/country/vietnam
3. https://www.propertyrightsalliance.org/about/
4. Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia Việt Nam, Nguyễn Minh Thảo, Luận án Tiến sĩ kinh tế, 2020