Thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị (Khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới và Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm 2030, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Thông tin và Truyền thông tăng cường phối hợp, chỉ đạo, định hướng các cơ quan báo chí, hệ thống thông tin cơ sở thực hiện công tác tuyên truyền phòng, chống tội phạm.
Cục An toàn thông tin sẽ chủ trì và điều phối các hoạt động ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trên toàn quốc; là đầu mối của Bộ phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong công tác ứng cứu sự cố, bảo đảm an toàn thông tin; Hướng dẫn, điều phối, tổ chức thực hiện công tác phòng, chống, ngăn chặn thư rác, tin nhắn rác...
Theo Kế hoạch 299.
Bộ Thông tin và Truyền thông cũng được giao phối hợp quản lý hiệu quả thông tin trên không gian mạng, kịp thời tuyên truyền, phản bác những quan điểm, tư tưởng sai trái, xuyên tạc, thông tin không đúng sự thật về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và kết quả công tác phòng, chống tội phạm bảo đảm an ninh, trật tự.
Đồng thời, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác phòng, chống tội phạm; tiếp tục thực hiện Đề án tăng cường hiệu quả công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trên mạng Internet giai đoạn 2021 - 2025.
Để thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ trên, ngày 28/1/2022, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Kế hoạch 299 triển khai nhiệm vụ tại Mục III.8 Quyết định 1944 ngày 18/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ và Đề án “Tăng cường hiệu quả công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trên mạng Internet” giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.
Cụ thể, Kế hoạch 299 này nhằm nâng cao năng lực giám sát, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm hành chính, phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trên mạng Internet tại Việt Nam trong giai đoạn mới.
Bên cạnh đó, Kế hoạch cũng nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trên mạng của các cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động trên môi trường Internet và toàn xã hội.
Ngoài ra, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ quan, đơn vị như Cục Báo chí; Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử; Cục Thông tin cơ sở; Cục Viễn thông; Cục An toàn thông tin cùng Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), Vụ Hợp tác quốc tế, Văn phòng Bộ và Thanh tra Bộ.
Trong đó, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử được giao chỉ đạo, định hướng các đài phát thanh, truyền hình, trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí thông tin, tuyên truyền về công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trên mạng Internet.
Hơn nữa, tổ chức kiểm tra, thanh tra đánh giá chất lượng thông tin, tuyên truyền tại một số đài phát thanh, truyền hình; Tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra nhằm phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, đề xuất các cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật chưa phù hợp để hoàn thiện hành lang pháp lý.
Đặc biệt, Cục An toàn thông tin sẽ chủ trì và điều phối các hoạt động ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trên toàn quốc; là đầu mối của Bộ phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong công tác ứng cứu sự cố, bảo đảm an toàn thông tin; Hướng dẫn, điều phối, tổ chức thực hiện công tác phòng, chống, ngăn chặn thư rác, tin nhắn rác; xây dựng, vận hành hệ thống kỹ thuật hỗ trợ phòng, chống, ngăn chặn thư rác, tin nhắn rác.
Cục An toàn thông tin cũng tổ chức thực hiện việc kiểm định sản phẩm an toàn thông tin; kiểm tra, đánh giá về an toàn thông tin mạng; giám sát, thu thập, phân tích, cảnh báo về nguy cơ, mã độc, sự cố tấn công mạng; xử lý, khắc phục tấn công mạng theo quy định của pháp luật; Phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ, các đơn vị có liên quan xác minh, phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm, tội phạm trên mạng Internet.
Cuối cùng, Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) được yêu cầu phải tăng cường công tác quản lý tên miền; Tăng cường công tác phối hợp xử lý vi phạm và cung cấp thông tin tên miền cho các cơ quan chức năng; Rà soát phát hiện các tên miền có dấu hiệu sử dụng cho các hành vi vi phạm (nội dung trang tin giả mạo, lừa đảo…) gửi tới các cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét xử lý; Củng cố quy định về quản lý, đăng ký, sử dụng tên miền quốc tế theo tinh thần quy định bình đẳng giữa tên miền quốc gia .VN, tên miền quốc tế; Quy định quản lý dịch vụ xuyên biên giới...