WIPO chính thức thay Tổng giám đốc mới – ông Daren Tang

Lợi Trần

(PLBQ) Ông Daren Tang, quốc tịch Singapore, chính thức đảm nhận chức vụ Tổng Giám đốc của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) vào ngày 01 tháng 10 năm 2020, bắt đầu nhiệm kỳ ủy nhiệm 6 năm nắm quyền lãnh đạo của Tổ chức này

(photo: wipo/berrod)

Trước khi được bầu và bổ nhiệm làm Tổng giám đốc WIPO, ông Tang là Giám đốc điều hành của Văn phòng Sở hữu trí tuệ Singapore (IPOS). Từ năm 1997 đến năm 2012, trước khi gia nhập IPOS, ông Tang đã nắm giữ nhiều vị trí pháp lý khác nhau trong Vawn phòng của Tổng chưởng lý (AGC) và Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore. Ông Tang cũng là Chủ tịch Ủy ban Thường trực của WIPO về Quyền tác giả và Quyền liên quan (SCCR) từ tháng 5 năm 2017 cho đến khi được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc.

Các quốc gia thành viên của WIPO vào ngày 08 tháng 5 năm 2020, đã đồng thuận bổ nhiệm ông Tang làm Tổng Giám đốc tiếp theo của Tổ chức này, sau khi ông được Ủy ban Điều phối WIPO tiến cử vào tháng 3 năm 2020.

Sau khi được bổ nhiệm, ông Tang đã đưa ra các ưu tiên và tầm nhìn của mình cho Tổ chức WIPO trong tương lai, nói rằng công việc sẽ được tập trung theo ba chủ đề: tính bao trùm, sự cân bằng và định hướng-tương lai.

“Chúng ta phải ưu tiên hướng tới việc xây dựng một hệ sinh thái sở hữu trí tuệ (IP) bao trùm toàn cầu, phục vụ lợi ích của tất cả các quốc gia và các bên liên quan,” ông Tang nói trong video diễn văn nhậm chức của mình. Đồng thời, ông nhấn mạnh rằng phải đặc biệt chú ý đến các nước đang phát triển và kém phát triển nhất.

“Thứ hai, chúng ta phải hướng tới một hệ sinh thái sở hữu trí tuệ toàn (IP) cầu cân bằng, đảm bảo rằng các tổ chức, công ty, nhà hoạch định chính sách, người dùng và tất cả các bên liên quan trong cộng đồng đổi mới toàn cầu của chúng ta có thể tham gia và hưởng lợi từ hệ sinh thái IP toàn cầu này,” ông lưu ý.

“Thứ ba, WIPO phải hướng tới một hệ sinh thái sở hữu trí tuệ (SHTT) toàn cầu sôi nổi-đầy khí lực và hướng tới tương lai. Nó phải giúp thế giới mở rộng viễn cảnh về SHTT ngoài các khía cạnh pháp lý và kỹ thuật để đóng vai trò mạnh mẽ như một Người hỗ trợ các doanh nhân và doanh nghiệp, là chất xúc tác cho các khoản đầu tư, là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy sự sống động xã hội,” ông Tang nói thêm.

Tổng giám đốc Tang cũng cam kết xây dựng một nền tảng tổ chức vững mạnh để đảm bảo rằng WIPO vẫn là một “Tổ chức năng động, cởi mở và minh bạch với đội ngũ nhân viên đa dạng, phản ánh tốt hơn sự cân bằng về giới tính và địa lý”. Ông Tang cũng cho rằng, điều này sẽ đi đôi với việc thực thi các tiêu chuẩn quản trị cao và quản lý tài chính tỉ mỉ.

Ông Tang, 48 tuổi, tốt nghiệp Đại học Quốc gia Singapore (NUS) (Cử nhân Luật, Bằng Danh dự) và Trung tâm Luật Đại học Georgetown (Thạc sĩ Luật, Bằng xuất sắc).
Ông Tang là Tổng giám đốc thứ năm của WIPO, sau ông Gurry người Úc (2008-2020), ông Kamil Idris người Sudan (1997-2008), ông Arpad Bogsch người Hoa Kỳ (1973-1997) và ông Georg Bodenhausen người Hà Lan (1970-1973).

Giới thiệu sơ lược về Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO)

Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) là diễn đàn toàn cầu về chính sách, dịch vụ, thông tin và hợp tác về sở hữu trí tuệ. Một cơ quan chuyên trách của Liên hợp quốc (UN), WIPO hỗ trợ 193 quốc gia thành viên trong việc phát triển một khung pháp lý quốc tế cân bằng về SHTT để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. WIPO cung cấp các dịch vụ kinh doanh để xác lập quyền SHTT ở nhiều quốc gia và giải quyết các tranh chấp về SHTT. WIPO còn đem đến các chương trình nâng cao năng lực để giúp các nước đang phát triển hưởng lợi từ việc sử dụng quyền SHTT. Và WIPO cũng cung cấp quyền truy cập miễn phí vào các ngân hàng tri thức duy nhất về thông tin SHTT.

 

Dịch: Tuyen, ELITE LAW FIRM

 

Bạn đọc đặt tạp chí Pháp lý dài hạn vui lòng để lại thông tin.