Chuyện kinh doanh của hai “sếu đầu đàn” nộp nhiều thuế nhất Việt Nam

Đinh Văn Chiến

Viettel và Vietcombank là một trong số 7 doanh nghiệp có tên trong Đề án phát triển "sếu đầu đàn" - Đề án phát triển doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn của Bộ Kế hoạch & Đầu tư . Viettel là doanh nghiệp có nhiều đóng góp cho phát triển kinh tế của đất nước nhiều năm nay. Còn cái tên mới Vietcombank là đại diện cho ngành tài chính, ngân hàng với lợi thế về hệ thống quản trị doanh nghiệp, rủi ro và hiệu quả kinh doanh tốt.

image001-1641781232.jpg

Hai doanh nghiệp này cùng 5 DN khác được xác định sẽ có vai trò "sếu đầu đàn", phát huy vai trò mở đường, dẫn dắt doanh nghiệp nhà nước trong việc hình thành và mở rộng chuỗi sản xuất, cung ứng, chuỗi giá trị trong nước cũng như quốc tế. Các doanh nghiệp này phải có nhiệm vụ mở đường, kết nối được với khu vực doanh nghiệp tư nhân, làm chủ được công nghệ và hình thành các chuỗi đổi mới sáng tạo.

Bộ Kế hoạch & Đầu tư  đưa ra 5 tiêu chí xác định doanh nghiệp nhà nước để thí điểm mô hình mới. Tiêu chí về vốn điều lệ được đưa ra bằng tổng tài sản và hiệu suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu. Theo đó, để được lựa chọn, các doanh nghiệp nhà nước phải có tổng tài sản trên 20.000 tỷ đồng và ROE trên 6%.

Lợi nhuận hàng chục ngàn tỉ nhờ chuyển đổi số và ứng dụng triệt để công nghệ

Chỉ tính riêng lợi nhuận của 6 tháng đầu năm 2021, Viettel đạt lợi nhuận trước thuế 19.900 tỷ đồng, tăng 3,1% so với cùng kỳ , bất chấp dịch bệnh, nhờ đẩy mạnh chuyển đổi số trong quản trị.

Để đảm bảo các chỉ tiêu kinh doanh, Viettel liên tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác quản trị, cũng như ứng dụng triệt để công nghệ để thúc đẩy kinh doanh và chăm sóc khách hàng trên các kênh trực tuyến.

Trong lĩnh vực viễn thông, Viettel tập trung triển khai hạ tầng, nâng cao chất lượng mạng lưới, áp dụng công nghệ tự động kiểm soát, tự tối ưu chất lượng từng cuộc gọi... Số cuộc rớt, tồi giảm 10 lần. Các ứng dụng công nghệ cũng giúp cho 95% khách hàng đã có thể tự chăm sóc, tự phục vụ các yêu cầu của mình mà không cần đến cửa hàng giao dịch.

Tất cả thị trường đầu tư nước ngoài của Viettel đều tăng thị phần, trong đó tăng mạnh nhất là Haiti tăng 1,5%, Peru tăng 1,4%. Bốn thị trường vẫn giữ vị trí dẫn đầu là Campuchia, Lào, Đông Timor và Burundi. Thị trường Myanmar đã tiến gần đến vị trí số 1 với 30,8% thị phần.

Trong lĩnh vực giải pháp công nghệ thông tin và dịch vụ số, Viettel cho biết tiếp tục là đơn vị chủ lực trong xây dựng chính phủ điện tử, đô thị thông minh.... Tập đoàn cũng mở rộng nghiên cứu AI trong các lĩnh vực y tế, viễn thám, công nghiệp. Đồng thời, Viettel cũng đã hoàn thiện đề án, chính sách kinh doanh, đảm bảo hạ tầng, hệ thống sẵn sàng cung cấp dịch vụ Mobile Money ngay khi có giấy phép.

Trong mảng logistics, Viettel đã hoàn thành chiến lược phát triển giai đoạn 2021-2025. 6 tháng đầu năm, Viettel Post đã triển khai robot tự động giúp tiết kiệm 91% sức lao động, giảm toàn trình kết nối bưu phẩm lên tới 6h, cũng như chuyển đổi số cùng bà con nông dân thông qua sàn thương mại điện tử Vỏ Sò xuất khẩu thành công 3 tấn vải thiều sang Đức. Đây tạo bước tiến quan trọng đối với ngành thương mại điện tử trong nước trong việc đưa nông sản chất lượng cao sang EU.

Bên cạnh việc đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh, Viettel cũng tập trung nguồn lực để ứng dụng công nghệ trong phòng chống dịch như đưa vào vận hành Nền tảng Quản lý tiêm chủng, kết nối gần 7.500 camera giám sát tại các khu vực cách ly. Đồng thời, Viettel cũng bổ sung trạm, triển khai xe lưu động để đảm bảo chất lượng mạng lưới cho 28 bệnh viện dã chiến, 68 bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19 và 200 khu cách ly tập trung.

Tại Diễn đàn Quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số  ( ngày 11/12/2021), ông Lê Đăng Dũng, quyền Chủ tịch, kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel đã kiến nghị Chính phủ điều chỉnh quy định về việc sử dụng Quỹ phát triển khoa học công nghệ theo hướng tăng tính chủ động cho doanh nghiệp.

image002-1641781232.jpg
Ông Lê Đăng Dũng, quyền Chủ tịch Viettel chia sẻ tại sự kiện chiều 11/12.

Theo ông Dũng, Viettel xác định hạ tầng viễn thông, nền tảng công nghệ số đóng vai trò "cực kỳ quan trọng trong việc chuyển đổi số quốc gia, xây dựng hạ tầng kinh tế, xã hội số". Tập đoàn quyết tâm tự chủ nghiên cứu, sản xuất ra các thiết bị, hệ sinh thái hạ tầng mạng viễn thông và hạ tầng số thực hiện chiến lược "Make in Vietnam".

"Nếu tiếp tục đi mua của nước ngoài, chúng ta sẽ không làm chủ được công nghệ, đảm bảo an toàn an ninh mạng lưới, bảo mật thông tin", lãnh đạo Viettel nói.

Hiện tại, Viettel đã làm chủ ba lớp công nghệ 4G gồm lõi, truyền dẫn và truy nhập. Với 5G, tập đoàn đã phát triển thành công thiết bị thu phát và làm chủ thiết kế hai dòng chipset của công nghệ 5G.

Viettel đã có 51 bằng bảo hộ sáng chế tại Việt Nam và 9 bằng tại quốc tế cùng hàng trăm bằng đang nộp khác. Trong tương lai, Viettel hướng tới phát triển công nghệ bán dẫn để sản xuất chipset 5G tại Việt Nam và tham gia nghiên cứu 6G, cũng như bắt đầu đặt nền móng cho công nghệ vũ trụ với hệ thống vệ tinh viễn thám.

Ngoài kiến nghị về cơ chế chi tiền cho nghiên cứu, Quyền Chủ tịch Viettel cũng xin các chính sách đặc thù cho các sản phẩm công nghệ "Make in Vietnam" tại thị trường nội địa. Ông cho biết, hiện nay, Viettel rất muốn bán các sản phẩm tại thị trường nội địa, nhưng còn vướng các cơ chế khiến doanh nghiệp Việt Nam chưa thể mua được sản phẩm công nghệ cao của Viettel.

Dẫn đầu Top 10 ngân hàng thương mại uy tín và  top 10 thương hiệu mạnh Việt Nam

Ngày 21/ 10/ 2021, Vietnam Report  đã công bố xếp hạng Vietcombank đứng đầu Top 10 ngân hàng thương mại uy tín năm 2021 và Top 50 công ty đại chúng uy tín, hiệu quả.

Trong buổi vinh danh, đại diện ban tổ chức cho biết hai năm vừa qua, thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng phải đối mặt với những khó khăn, thách thức do Covid-19. Đại dịch đã ảnh hưởng tới hầu hết doanh nghiệp nhưng vẫn có những tổ chức nổi lên, tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này cho thấy việc xây dựng hình ảnh - uy tín doanh nghiệp là một trong những yếu tố then chốt, mở ra sự phát triển ổn định.

Đây là năm thứ 6 liên tiếp Vietcombank dẫn đầu bảng xếp hạng Top 10 ngân hàng thương mại uy tín. Kết quả dựa trên nghiên cứu và đánh giá độc lập của Vietnam Report nhằm vinh danh đơn vị hoạt động hiệu quả, giàu kinh nghiệm, có vị thế trong ngành, đóng góp tích cực cho sự phát triển chung, không ngừng nỗ lực vươn lên và để lại dấu ấn thương hiệu trong mắt khách hàng, đối tác đầu tư.

6-1641781299.jpg

Đại diện ngân hàng nhận danh hiệu Top 10 ngân hàng thương mại uy tín năm 2021 (Ảnh: Vietcombank)

Trước khó khăn do tác động của Covid-19, Vietcombank đã nỗ lực thực hiện "nhiệm vụ kép": đảm bảo hoạt động kinh doanh liên tục, an toàn, hiệu quả và chung tay phòng, chống dịch; góp phần phục hồi, phát triển kinh tế xã hội trong điều kiện bình thường mới. Đơn vị đã đưa ra nhiều giải pháp chủ động như đẩy mạnh dịch vụ ngân hàng số, thanh toán không dùng tiền mặt, phát triển sản phẩm mới tiện ích và phù hợp cho khách hàng trong thời gian dịch... Ngân hàng cũng luôn đi đầu trong việc hỗ trợ người dân và doanh nghiệp chịu tác động của đại dịch thông qua các chương trình giảm lãi, phí, cơ cấu lại nợ cho khách hàng... với tổng lãi hỗ trợ trên 10.000 tỷ đồng trong hai năm 2020-2021.

Kể từ khi Covid-19 bùng phát trong năm 2020 đến nay, Vietcombank đã cam kết và tài trợ gần 380 tỷ đồng hỗ trợ các địa phương và ngành y tế trong công tác phòng, chống dịch.

Trước đó, ngày 13/10, Tạp chí Kinh tế Việt Nam công chiếu "Lễ công bố và vinh danh Top 10, Top 100 thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2020-2021" trên nền tảng VnEconomy và Fanpage đơn vị. Với chủ đề "Vượt thách thức", chương trình vinh danh những thương hiệu thể hiện khả năng thích ứng, trụ vững và tăng trưởng trong Covid-19. Ngân hàng Vietcombank lần thứ 8 liên tiếp nằm trong danh sách "Top 10 thương hiệu mạnh Việt Nam" nhờ thành tích kinh doanh, sản phẩm nổi trội, quản trị tốt...

Chương trình "Thương hiệu mạnh Việt Nam 2020-2021" tiến hành khảo sát, bình xét dựa trên nhiều tiêu chí: kết quả kinh doanh, bảo vệ thương hiệu, chất lượng sản phẩm, dịch vụ, năng lực lãnh đạo, nguồn nhân lực, trách nhiệm cộng đồng, cam kết bảo vệ môi trường, ứng dụng chuyển đổi số, phương thức sản xuất kinh doanh phù hợp và hiệu quả với bối cảnh mới.

Trong đó, các tiêu chí được quan tâm đặc biệt là chỉ số đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, tái cấu trúc doanh nghiệp, điều chỉnh và thay đổi mô hình, phương thức hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp, hiệu quả với tình hình mới. Đây cũng là những cơ sở đảm bảo doanh nghiệp có khả năng linh hoạt và chủ động thích ứng với diễn biến Covid-19.

Trải qua hành trình 58 năm thành lập và phát triển, Vietcombank đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của kinh tế đất nước, tạo ra những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực. Trong dịch, ngân hàng thực hiện phương châm hành động "Chuyển đổi, an toàn, hiệu quả, bền vững"; quan điểm điều hành "Trách nhiệm, hành động, sáng tạo". Đơn vị nỗ lực thực hiện việc phòng chống dịch hiệu quả, chia sẻ và đồng hành hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn song song với việc không ngừng đổi mới chất lượng sản phẩm dịch vụ, đáp ứng nhu cầu người dùng.

Hai doanh nghiệp dẫn đầu danh sách doanh nghiệp nộp thuế nhiều nhất

Theo Tổng cục Thuế, tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp của các doanh nghiệp trong bảng xếp hạng V1000 năm 2020 là 145.934 tỷ đồng, chiếm 62,4% tổng thu ngân sách Nhà nước về thuế thu nhập doanh nghiệp.

Đứng đầu và đứng thứ hai danh sách 1.000 doanh nghiệp đóng thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (V1000) năm 2020 lần lượt là Viettel và Viecombank. Đây là năm thứ năm Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) tiếp tục giữ ngôi đầu bảng. Đứng thứ hai là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).

Bạn đọc đặt tạp chí Pháp lý dài hạn vui lòng để lại thông tin.