Để dễ dàng đưa hàng hóa ra nước ngoài, đảm bảo không bị thiệt hại tổn thất khi có tranh chấp xảy ra, có nhiều vấn đề DN cần lưu tâm. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập sâu đến vấn đề Bảo hộ. Đồng thời chỉ ra những khuyến cáo đối với DN xuất khẩu hàng hóa và những rủi ro khi không thực hiện đăng kí bảo hộ ở nước ngoài.
1. Qui định pháp luật về hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Doanh nghiệp
- Doanh nghiệp có quyền tự do xuất và nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành, nghề đăng ký kinh doanh. Khi đăng ký doanh nghiệp hay đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp không phải đăng ký ngành nghề kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.
- Doanh nghiệp bị cấm kinh doanh xuất khẩu, hàng hóa bị cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu và hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, do Chính phủ ban hành tại Nghị định Nghị định 69/2018/NĐ-CP( đang có hiệu lực) và TT 12/2018/TT-BCT chi tiết NĐ 69/2018/NĐ-CP về Quản lý ngoại thương.
- Doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu theo giấy phép, theo điều kiện do Chính Phủ ban hành phải đáp ứng các yêu cầu về giấy phép, điều kiện.
- Do đó, khi thực hiện quyền kinh doanh xuất khẩu, của mình doanh nghiệp cần đối chiếu hàng hóa dự định kinh doanh với Danh mục cấm, tạm ngừng xuất khẩu do Chính phủ ban hành.
2. Các bước chuẩn bị để đưa hàng hóa ra nước ngoài
B1: Ta thường có câu “Biết địch biết ta trăm trận, trăm thắng” trước hơn hết, khi một doanh nghiệp tính đến việc xuất hàng hóa thì đầu tiên doanh nghiệp cần nghĩ đến là “ Tìm hiểu về nước mà mình chuẩn bị xuất khẩu”.
Có nghĩa là nắm rõ thị trường của nước họ, những điều kiện chính trị, thương mại chung, luật pháp và chính sách buôn bán, những điều kiện về tiền tệ và tín dụng, điều kiện vận tải và tình hình giá cước. Bên cạnh đó, đơn vị kinh doanh cũng cần phải nắm vững một số nội dung liên quan đến mặt hàng kinh doanh trên thị trường đó như dung lượng thị trường, tập quán và thị hiếu tiêu dùng của người dân, giá thành và dự biến động giá cả, mức độ cạnh tranh của mặt hàng đó.
B2: Để mọi việc được diễn ra liền mạch và có sự chủ động thì cần phải có một kế hoạch minh bạch cho việc đó, bởi vậy tiếp theo doanh nghiệp cần “Lập phương án kinh doanh” bao gồm:
Đánh giá tổng quan về thị trường nước ngoài về mọi vấn đề cần thiết, lựa chọn mặt hàng phù hợp nhất, đề ra mục tiêu chú trọng đến giá cả, sức cạnh tranh, tiếp theo đề ra phương thức thực hiện, cuối cùng đánh giá tổng quát hiệu quả kinh doanh.
B3: Khi đã nắm rõ về thị trường thì cầu nối để hàng hóa được đưa nước ngoài là “Đàm phán và kí kết hợp đồng”.
- Việc chuẩn bị, tìm hiểu đầy đủ về thông tin về hàng hoá, thị trường, khách hàng, chính trị, xã hội…của các nước cần chính xác và nhanh nhất sẽ giúp cho cuộc đàm phán kí kết hợp đồng đạt hiệu quả tốt.
- Có nhiều hình thức để đàm phá như: đàm phán qua thư tín, đàm phán qua điện thoại, đàm phán bằng cách gặp gỡ trực tiếp.
Kết thúc cuộc đàm phán thuận lợi tiếp đến là kí kết hợp đồng:
- Hợp đồng như đứa con tinh thần, cần được chăm chút cẩn thận như việc cam kết các điều khoản trong hợp đồng, yếu tố quyết định đến việc hợp đồng được tiến hành.
B4: Qui trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu- xuất hàng hóa đến nước ngoài.
- Xin giấy phép xuất khẩu hàng hóa
- Chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu
- Kiểm tra chất lượng hàng hóa
- Mua bảo hiểm hàng hóa
- Thuê phương tiện vận tải
- Làm thủ tục hải quan
- Giao hàng hóa lên phương tiện vận chuyển(đường sắt, đường biển)
- Làm thủ tục thanh toán
- Khiếu nại và giải quyết khiếu nại nếu có
3. Hàng hoá, yếu tố cốt lõi để xuất khẩu
- Hàng hóa, cần được chú trọng như nào?
Như pháp luật đã qui định hàng cấm là việc không thể xuất hiện trong xuất khẩu, vậy chúng ta có thể xuất khẩu bất kỳ mặt hàng nào mà nhà nước không cấm.
Trước khi giao hàng, nhà xuất khẩu phải có nghĩa vụ kiểm tra hàng về phẩm chất, trọng lượng, bao bì…vì đây là công việc cần thiết quan trọng nhờ có công tác này mà quyền lợi khách hàng được đảm bảo, ngăn chặn kịp thời các hậu quả xấu, phân định trách nhiệm của các khâu trong sản xuất cũng như tạo nguồn hàng đảm bảo uy tín cho nhà xuất khẩu và nhà sản xuất trong quan hệ buôn bán.
Công tác kiểm tra hàng xuất khẩu được tiến hành ngay sau khi hàng chuẩn bị đóng gói xuất khẩu tại cơ sở hàng kiểm tra tại cửa khẩu do khách hàng trực tiếp kiểm tra hoặc cơ quan có thẩm quyền kiểm tra tuỳ thuộc vào sự thoả thuận của hai bên.
Một số mặt hàng cụ thể sẽ có điều kiện khác nhau về xuất khẩu, cũng có những mặt hàng không cần bất kỳ một ràng buộc nào về mặt giấy tờ.
Ví dụ: Xuất khẩu gạo là phải có hạn ngạch xuất khẩu, xuất khẩu khoáng sản phải có giấy phép, nhập khẩu thực phẩm là phải có công bố ATTP….
Để đảm bảo cho hàng hóa doanh nghiệp phải mua bảo hiểm cho hàng hóa của mình. Tránh khỏi những rủi ro, tổn thất không đáng có trong quá trình vận chuyển. Đây là cách tốt nhất và an toàn nhất.
- Xuất khẩu hàng hóa và những rủi ro khi không thực hiện đăng kí bảo hộ ở nước ngoài.
Đưa hàng hóa ra nước ngoài, doanh nghiệp luôn luôn cần chuẩn bị “ hành trang” đầy đủ. Tổng kết ngắn gọn rằng, việc thực hiện từng bước trong giai đoạn này đều rất quan trọng và cần được chú trọng sát sao.
Đặc biệt trong thời đại công nghệ cao ngày càng phát triển, Sở hữu trí tuệ thực sự cần chú trọng. Không chỉ đăng kí bảo hộ ở trong nước, mà đặc biệt với doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng thị trường ra nước ngoài, thì việc đăng kí bảo hộ tại nơi nhãn hiệu được sử dụng cần được tiến hành hàng đầu.
Những bất lợi cần phải lưu tâm khi doanh nghiệp “ chậm trễ” việc đăng kí bảo hộ tại nước ngoài:
Thứ nhất, doanh nghiệp có định hướng xuất khẩu hàng hóa nhưng chưa đăng kí bảo hộ ở nước ngoài. Trường hợp xảy ra, tài sản dễ bị “lấy mất” cái giá đắt cho doanh nghiệp phải trả, không chỉ về thời gian mà con về tiền bạc.
Thứ hai, hàng giả hàng nhái xuất hiện khiến doanh nghiệp phải đấu tranh mạnh mẽ với hiện tượng này. Then chốt duy nhất, để đấu tranh giành lợi ích lại cho chính doanh nghiệp của mình đó chính là việc đăng kí bảo hộ trước đó.
Thứ ba, khó tiếp cận thị trường tiềm năng lớn ví dụ thực tế như thị trường EU, Nhật, Mỹ,.. không cho phép nhập khẩu các sản phẩm dán nhãn hiệu chưa được đăng ký bảo hộ. Dưới tác động của việc gia nhập các liên minh kinh tế của Việt Nam, các điều kiện về bảo hộ nhãn hiệu càng trở lên ngặt nghèo.
Trước những rủi ro trên, doanh nghiệp tại Việt Nam cần chú trọng và quan tâm hơn đến việc hoạch định chiến lược đăng ký nhãn hiệu của mình ra nước ngoài khi có kế hoạch mở rộng thị trường kinh doanh.
4. Bảo hộ cho hàng hóa cũng là bảo toàn cho chính doanh nghiệp
Vấn đề đặt ra doanh nghiệp cần có những lựa chọn cần thiết nhất, bảo hộ cho tài sản trí tuệ của chính doanh nghiệp mình, không chỉ trong nước mà còn cả nước ngoài, trên thị trường xuất khẩu tạo lợi thế cạnh tranh và thúc đẩy việc kinh doanh của mình.
Việt Nam đã là thành viên của Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, Hiệp ước hợp tác về sáng chế (PCT), Thỏa ước và Nghị định Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu.
Giữ vị thế là thành viên của các điều ước quốc tế nêu trên, các doanh nghiệp có thể đăng ký bảo hộ sáng chế, nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp của mình ở một số hoặc tất cả các nước thành viên tùy chọn, bằng một thủ tục duy nhất thông Văn phòng quốc tế WIPO, thay vì phải nộp đơn đăng ký với từng Cơ quan SHTT quốc gia mà thường sẽ tốn kém hơn về thời gian và tiền bạc.
Có nhiều doanh nghiệp vẫn chưa ý thức được việc bảo hộ tài sản trí tuệ của doanh nghiệp mình cả trong và ngoài nước, dẫn đến nhiều rủi ro, mất mát, không đáng có. Bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay “Bảo hộ cho hàng hóa là bảo vệ lợi ích của mình”.
Hồng Vui