>> Công nghệ lõi sau mô hình mô phỏng đào tạo lái xe đầu tiên ở Việt Nam
>> Bài học rút ra từ chiến lược định vị thành công thương hiệu của Vinfast
>> Những lưu ý đối với Bản vẽ bằng sáng chế theo Hiệp ước hợp tác sáng chế PCT
Hầu hết các chuyên gia trong ngành công nghiệp ô tô đều dự đoán trong tương lai, những thay đổi mạnh mẽ trong ngành sẽ ảnh hưởng sở thích của người tiêu dùng, các mô hình kinh doanh và những thị trường mới nổi. Lĩnh vực này cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi tính bền vững và những thay đổi về chính sách môi trường, cũng như các quy định sắp tới về vấn đề an ninh. Những yếu tố thay đổi này được dự đoán sẽ làm phát sinh các xu hướng công nghệ đột phá, chẳng hạn như phương tiện không người lái, điện khí hóa và kết nối liên lạc.
Các nghiên cứu dự báo cho thấy rằng xe thông minh trong tương lai gần sẽ liên tục cập nhật thông tin với môi trường xung quanh. Hệ thống cảm biến giữa ô tô với ô tô sẽ cho phép khả năng kết nối giữa những phương tiện và cơ sở hạ tầng. Ngành công nghiệp ô tô là một trong những ngành đầu tiên dựa vào công nghệ Internet of Things (IoT), kết nối các thiết bị, máy móc, tòa nhà và các sản phẩm với thiết bị điện tử, phần mềm hoặc cảm biến. Khả năng kết nối giữa nhiều bộ phận và thiết bị của xe dựa vào đặc điểm kỹ thuật của các tiêu chuẩn công nghệ như 4G hoặc 5G, Wi-Fi, nén video (HEVC / VVC), Truyền video kỹ thuật số (DVB) và Giao tiếp trường gần (NFC) hoặc sạc không dây Qi tiêu chuẩn (hình 1).
Hình 1: Các tiêu chuẩn kết nối được triển khai trên xe Ô tô
Bằng sáng chế tiêu chuẩn đối với ngành công nghiệp ô tô
Những tiêu chuẩn đối với ô tô hiện nay phải tuân theo ngày càng nhiều các bằng sáng chế tiêu chuẩn (SEPs). Bằng sáng chế tiêu chuẩn (SEP) là bằng sáng chế yêu cầu một sáng chế phải tuân thủ tiêu chuẩn kỹ thuật. Do đó, các tổ chức tiêu chuẩn thường yêu cầu thành viên phải cấp giấy phép cho các bằng sáng chế của họ và các đơn đăng ký bằng sáng chế có những tiêu chuẩn mà tổ chức đưa ra.
Việc xác định bằng sáng chế nào là cần thiết đối với một tiêu chuẩn cụ thể có thể tương đối phức tạp. Các tổ chức đưa ra tiêu chuẩn yêu cầu giấy phép của các bằng sáng chế phải tuân theo các Điều khoản công bằng, hợp lý và không phân biệt đối xử (gọi tắt là điều khoản FRAND).
Việc ứng dụng các công nghệ tiêu chuẩn đã được cấp bằng sáng chế tiềm ẩn rủi ro cho các nhà sản xuất ô tô vì có thể vi phạm điều khoản FRAND, vấn đề này đang gây ra tranh cãi và có thể dẫn đến các vụ kiện tụng liên quan tới bằng sáng chế. Trong khi nhiều tổ chức đã bắt đầu thiết lập các chương trình cấp phép cho: SEP 2G, 3G và 4G, nhiều công ty trong chuỗi cung ứng ô tô vẫn không có quyền truy cập vào SEP. Hơn nữa, nhiều công ty trong ngành công nghiệp ô tô áp dụng các tiêu chuẩn tuân theo SEP có ít kinh nghiệm trong việc đàm phán giấy phép SEP và tiếp cận thông tin hạn chế. Tuy nhiên, hiểu được toàn cảnh SEP nói chung là rất quan trọng đối với việc áp dụng các tiêu chuẩn liên quan tới vấn đề kết nối, duy trì lợi nhuận và bảo vệ khả năng bán các sản phẩm, thành phẩm hoặc quyền sử dụng bằng sáng chế của bên thứ ba.
Hình 2 Cho thấy số lượng công bố 3G, 4G và 5G ứng dụng trên phương tiện với sự gia tăng mạnh mẽ kể từ năm 2018, đặc biệt là các bằng sáng chế 5G được ứng dụng trên phương tiện xe ô tô.
Hình 2: Số lượng bằng sáng chế được công bố liên quan đến xe cộ theo các tiêu chuẩn đã tuyên bố (Nguồn: IPlytics, 2021)
Thiết lập tiêu chuẩn trong ngành công nghiệp ô tô chủ yếu liên quan đến việc thiết lập các tiêu chuẩn thực tế trong dây chuyền sản xuất hoặc phê chuẩn các tiêu chuẩn an toàn do pháp luật quy định. Tuy nhiên, trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông, việc thiết lập tiêu chuẩn vượt ra ngoài quy định kỹ thuật có thể hiểu là sự phát triển chung của công nghệ. Các công ty tập hợp thành nhóm thiết lập tiêu chuẩn và trình bày các đề xuất công nghệ sáng tạo của họ để lựa chọn và kết hợp trong các hệ thống tiêu chuẩn hóa. Không chỉ phát triển và sử dụng các tiêu chuẩn khác nhau giữa các ngành công nghiệp ô tô và truyền thông; các cơ chế cấp phép cho bằng sáng chế cũng tương tự như vậy. Bằng sáng chế trong ngành công nghiệp ô tô thường được cấp phép theo ngành dọc. Nhà sản xuất Cấp 1 thường không yêu cầu phí cấp phép từ nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) mà muốn tích hợp các chi phí này vào giá linh kiện của họ. Điều này cho phép các nhà cung cấp đảm bảo rằng linh kiện của họ không vi phạm bản quyền của bên thứ ba. Khi xét đến các cuộc đàm phán về giấy phép, tiền phí bản quyền chủ yếu dựa trên cải tiến bởi sáng chế - chi phí cấp phép do đó chỉ có ảnh hưởng nhỏ đến giá thánh sản phẩm. Ngược lại, việc cấp phép bằng sáng chế trong ngành truyền thông tập trung vào thiết bị cuối và do đó nhằm vào các nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM). Vì vậy, tiền bản quyền có thể cao hơn nhiều, đặc biệt là đối với các nhà sản xuất không sở hữu danh mục bằng sáng chế cho phép Thỏa thuận cấp phép chéo – đây là hợp đồng giữa hai hoặc nhiều bên trong đó mỗi bên trao quyền đối với tài sản trí tuệ của mình cho các bên khác.
Triển vọng này đã thu hút sự quan tâm của các chủ sở hữu bằng sáng chế tiêu chuẩn (SEP) liên quan đến việc khẳng định các SEP của họ chống lại các nhà sản xuất ô tô. Mặc dù Tòa án Công lý Châu Âu (ECJ) và Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (DOJ) đã đặt ra các quy tắc rõ ràng cho việc cấp phép SEP và sử dụng biện pháp cứu trợ trong trường hợp cần thiết nhưng không có hướng dẫn cụ thể nào về cách xác định tính công bằng, hợp lý và không phân biệt đối xử (FRAND)- đây là điều khoản cấp phép cho SEP. Việc giải thích điều khoản này hiện có sự khác nhau trong các quyết định của Tòa án giữa các khu vực ? Điều đó có nghĩa là mặc dù biện pháp ngăn chặn theo lệnh là không có ở một số quốc gia, nhưng điều đó hoàn toàn có thể xảy ra ở những quốc gia khác nhau, chẳng hạn như ở Đức, nơi các nhà sản xuất vi phạm thường có nghĩa vụ cung cấp các khoản thanh toán bảo đảm trước khi bắt đầu thủ tục Tòa án. Điều này đã tạo ra sự không chắc chắn về mặt pháp lý và những chi phí khó lường cho nhiều nhà sản xuất xe hơi.
Các tiêu chuẩn liên quan cho ô tô được kết nối
Các công nghệ trong tương lai sẽ cho phép máy móc hoặc ô tô trao đổi thông tin, tích hợp trực tiếp thế giới vật chất vào các hệ thống máy tính. Khả năng kết nối giữa các hệ thống khác nhau và giao tiếp trên nhiều thiết bị dựa trên đặc điểm kỹ thuật chung của các tiêu chuẩn. Như vậy, việc tiêu chuẩn hóa cũng cần phải bắt kịp với sự phát triển của công nghệ. Do đó, những nghóm nghiên cứu được thành lập để giải quyết việc tiêu chuẩn hóa các thành tựu công nghệ mới nhất cho các phương tiện được kết nối. Một trong những nhóm nghiên cứu hoạt động tích cực nhất là Hiệp hội Ô tô 5G (5GAA), một tổ chức toàn cầu, đa ngành của các công ty từ cả hai ngành công nghiệp ô tô và viễn thông. Mục tiêu của 5GAA là phát triển các giải pháp đầu cuối cho các dịch vụ di chuyển và vận tải trong tương lai để tránh tình trạng không tương thích. Nói cách khác, nhóm triển khai việc thực hiện các tiêu chuẩn kết nối (ví dụ: 4G / 5G) để đảm bảo rằng toàn bộ tiềm năng của các công nghệ tiêu chuẩn hóa được sử dụng trên ô tô. Thật vậy, khi xem xét số lượng đóng góp được gửi và phê duyệt tại các nhóm công tác 5GAA khác nhau tại 3GPP (hình 3), những người đóng góp chính bao gồm nhà sản xuất thiết bị cầm tay, chip hoặc mạng như LG, Huawei, Samsung hoặc Qualcomm, nhà mạng như Orange, Vodaphone hoặc AT&T giống như các công ty ô tô như Volkswagen, General Motors, Robert Bosch hoặc Continental.
Hình 3: Số lượng các khoản đóng góp 3GPP đã được phê duyệt tại nhóm nghiên cứu 5GAA (IPlytics, 2021)
Tuy nhiên, các tiêu chuẩn kết nối cho các phương tiện không chỉ được phát triển tại 3GPP, nhóm phát triển các tiêu chuẩn do ETSI đặt ra, mà còn trên các tổ chức phát triển tiêu chuẩn khác. Hình 4 cho thấy rằng các tổ chức cấp quốc gia như ETRI hoặc CEN cũng như các tổ chức đa quốc gia như DIN, BSI hoặc NEN cũng như các tổ chức tiêu chuẩn tư nhân như IEEE, SAE hoặc ASTM đều thiết lập các tiêu chuẩn kết nối ứng dụng cho phương tiện xe.
Hình 4: Số lượng các thông số kỹ thuật tiêu chuẩn được công bố ứng dụng trên phương tiện xe được kết nối với tổ chức tiêu chuẩn (IPlytics, 2021)
Một cái nhìn toàn cảnh về ngành công nghiệp ô tô
Tương tự với ngành điện thoại di động? Nơi chúng ta đã quan sát thấy sự chuyển đổi từ điện thoại phổ thông sang điện thoại thông minh và nơi các mô hình kinh doanh, nền tảng mới và những người tham gia thị trường đã thay đổi cách phân phối lợi nhuận giữa các công ty? Chúng ta có thể sẽ sớm quan sát thấy sự thay đổi và phân phối lại lợi nhuận trong ngành công nghiệp ô tô. Những bước phát triển trong tương lai hướng tới khả năng kết nối ngày càng lớn hơn, từ hệ thống thông tin giải trí dựa trên internet hiện đang được sử dụng đến các hệ thống hỗ trợ người lái tiên tiến hơn cho đến các công nghệ hoàn toàn không người lái. Kết nối trong phương tiện ô tô có tiềm năng thay đổi cơ bản chuỗi giá trị trong ngành công nghiệp phương tiện ô tô.
Để đối phó với những thách thức này, các nhà sản xuất phương tiện cần phải đối mặt với hệ thống cấp phép phức tạp của ngành viễn thông và đảm bảo rằng họ không chỉ có chiến lược sở hữu trí tuệ phù hợp mà còn phải có vị thế trên thị trường khi các tiêu chuẩn công nghệ được phát triển. Điều này bao gồm việc giám sát toàn diện hơn các hồ sơ bằng sáng chế, tuyên bố bằng sáng chế tiêu chuẩn (SEP), cũng như những tiêu chuẩn phát triển vượt ra ngoài khả năng của các đối thủ cạnh tranh và nhà cung cấp trong ngành công nghiệp ô tô. Các tiêu chuẩn được phát triển và thiết lập ngày hôm nay có thể sẽ trở thành nền tảng công nghệ cơ bản cho các công nghệ và ứng dụng mới trong tương lai.
Việc cấp phép cho các SEP có vẻ sẽ trở thành một vấn đề lớn đối với toàn bộ ngành công nghiệp ô tô. Các nhà quản lý cấp cao và giám đốc của các nhà sản xuất ô tô và nhà cung cấp ô tô nên ghi nhớ một số lưu ý sau đây:
Các công nghệ tương lai cho phép kết nối cho các phương tiện sẽ ngày càng dựa vào các tiêu chuẩn công nghệ đã được cấp bằng sáng chế (ví dụ: 4G và 5G, Wi-Fi, NFC, RFID và Bluetooth, v.v.).
Số lượng SEP đang tăng mạnh và cần được xem xét khi triển khai các công nghệ kết nối. Có thể dự đoán rằng những người có bằng sáng chế sẽ tích cực kiếm tiền từ bằng sáng chế tiêu chuẩn của họ hoặc trong một số trường hợp, họ cũng sử dụng SEP của họ để tìm kiếm lợi nhuận.
Các chuyên gia SHTT không chỉ nên xem xét thông tin thu được từ dữ liệu nộp đơn bằng sáng chế mà còn phải hiểu kỹ hơn việc thực hiện các tiêu chuẩn cũng như các dịch vụ trong các chương trình cấp phép và nhóm bằng sáng chế. Tuy nhiên, không phải tất cả các bằng sáng chế được công bố đều cần thiết, dữ liệu khai báo sáng chế cần được sàng lọc, và xác định bằng sáng chế tiêu chuẩn nào là phù hợp. Các chuyên gia SHTT cần lưu ý rằng mặc dù thị trường 5G và các công nghệ kết nối khác còn khá mới mẻ, nhưng bây giờ đã đến lúc phải suy nghĩ về những gì doanh nghiệp sẽ cần trong hai, năm và mười năm tới.
Hà Trung (Dịch và biên soạn)