Vì sao không ai thích “kẻ” chuyên đi kiện xâm phạm sáng chế để kiếm tiền ?

Lợi Trần

(PLBQ). Trong địa hạt sở hữu trí tuệ, thuật ngữ "patent troll" (lạm dụng bằng sáng chế bằng việc đi kiện (tạm dịch) ám chỉ một công ty sở hữu một bằng sáng chế, nhưng không sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ dựa trên bằng sáng chế đó.

(Ảnh nguồn: The Economist, http://www.economist.com/news/business-and-finance/21645604)

Mặc dù, về nguyên tắc pháp luật của hầu hết các quốc gia trên thế giới, không có gì sai khi một nhà sáng chế (chủ văn bằng) cấp phép sử dụng (li-xăng) các ý tưởng của mình hoặc bán toàn bộ các quyền đối với bằng sáng chế đó, nhiều công ty “troll” không phải là nhà sáng chế thật. Hơn nữa, nghiên cứu mới cho thấy các vụ kiện kéo dài và tốn kém về xâm phạm bằng sáng chế có tác động như một sự cản trở không chỉ về khía cạnh kinh tế nói chung, mà còn về khía cạnh đổi mới nói riêng.

Việc lạm dụng bằng sáng chế bằng việc đi kiện (Patent troll) không mới. Vào năm 1895, ông George Baldwin Selden (ảnh minh họa ở trên), một luật sư người Mỹ, đã được trao bằng sáng chế cho ý tưởng "động cơ đường bộ được cải tiến". Ý tưởng này không phải là của ông ta: ông ta đã “ăn cắp” ý tưởng về sáng chế này từ một cuộc triển lãm tại Hội nghị thiên niên kỷ (Centennial Convention) tổ chức năm 1872. Nhưng điều đó không ngăn cản được việc ông ta đâm đơn kiện các nhà sản xuất xe hơi vì xâm phạm đối với bằng sáng chế được cho là "khó-kiếm-tiền" của ông ta, buộc họ phải trả tiền bản quyền sử dụng sáng chế này cho ông ta.

Mặc dù một số nhà quản lý danh mục đầu tư bằng sáng chế, chẳng hạn như các công ty kinh doanh quyền sở hữu trí tuệ (Intellectual Ventures), đã tạo ra nhiều sáng chế cho riêng mình thì nhiều người khác chỉ đơn giản là giành được bằng sáng chế và kiếm tiền bằng việc chuyên đi kiện các công ty khác về hành vi xâm phạm sáng chế. Các pháp nhân ít hoạt động (Non-practicing entities (NPEs) - pháp nhân sở hữu sáng chế nhưng không có khả năng tổ chức sản xuất kinh doanh hoặc sử dụng trực tiếp sáng chế lập luận rằng việc kiện này này giúp họ bảo vệ các quyền của nhà sáng chế, những người có thể không đủ “hỏa lực” (khả năng) tài chính để cạnh tranh với các công ty lớn.

Tuy nhiên, số lượng các vụ kiện liên quan đến bằng sáng chế đã tăng hơn mười lần kể từ năm 2000. Hầu hết “các pháp nhân ít hoạt động” chuyên đi kiện này nộp nhiều hơn một vụ kiện mỗi tuần. Một ví dụ cụ thể, Công ty Acacia Research (Hoa Kỳ), đã nộp tới 239 đơn khởi kiện trong năm 2013, theo báo cáo của Công ty RPX, một công ty tư vấn về sáng chế tại Hoa Kỳ. Ngay cả các công ty công nghệ lớn có lịch sử lâu đời về sáng chế cũng là mục tiêu “nhắm bắn” không thương tiếc. “Các pháp nhân ít hoạt động” đã kiện Apple tới 59 vụ trong năm 2013 là một ví dụ rõ ràng cho nhận định này.

Một nghiên cứu gần đây, do nhóm tác giả là: Lauren Cohen, Umit gurun và Scott Kominers thuộc Đại học Havard và Đại học Texas (Hoa Kỳ) công bố, cho thấy sự gia tăng về việc kiện tụng liên quan đến bằng sáng chế đã không thực sự giúp bảo vệ quyền của nhà sáng chế. Nhóm tác giả đã thu thập một hồ sơ dữ liệu toàn diện về “Các pháp nhân ít hoạt động” (CPNIHĐ), có liên quan đến bằng sáng chế và các vụ kiện của các pháp nhân ít hoạt động trong giai đoạn từ 2001 đến 2011.

Nhóm tác giả của công trình nghiên cứu này đã phát hiện ra rằng, thay vì đóng vai người thực thi bằng sáng chế độ lượng, CPNIHĐ chỉ nhắm mục tiêu vào các công ty có nhiều tiền - lập luận của họ đơn giản là bằng sáng chế đã bị xâm phạm mà không đếm xỉa đến ảnh hưởng tốt xấu ra sao cho sự phát triển công nghệ. Ví dụ, xác suất bị kiện bởi CPNIHĐ tăng gấp đôi sau khi một công ty bị phát hiện có sự gia tăng đột biến về số dư tiền mặt. Việc lạm dụng bằng sáng chế (patent trolls) cũng có xu hướng nhắm đến các công ty ít sử dụng luật sư - và đây chính là những nạn nhân tồi tệ nhất của CPNIHĐ.

Các nhà kinh tế cho rằng, sự lạm dụng bằng sáng chế có thể đóng một vai trò hữu ích bằng cách giúp cho việc chuyển giao lợi nhuận được tạo ra bởi các bằng sáng chế từ các nhà sản xuất cho các tác giả sáng chế. Nhưng một nghiên cứu mới cho thấy các tác giả sáng chế chỉ nhận được số tiền tương ứng với 5% giá trị bằng sáng chế của họ sau khi giành được thắng lợi trong các vụ kiện xâm phạm sáng chế. Phần tiền còn lại đi đến luật sư và CPNIHĐ mà không tham gia vào hoạt động đổi mới, sáng tạo.

Trong thực tế, vụ kiện gây tổn hại đến tác giả nhưng vụ kiện lại thành công. Tác giả nhận thấy sự thật là các công ty bị thua kiện hoặc hòa giải ngoài tòa trong các vụ kiện xâm phạm bằng sáng chế phải chi trả trung bình 211 triệu đô la, khoản tiền lớn hơn rất nhiều so với chi phí họ tự nghiên cứu và phát triển (R&D). Điều này có nghĩa là họ, các công ty thắng kiện, cũng ít có khả năng tiến hành hoạt động nghiên cứu để tạo ra bằng sáng chế mới trong tương lai. Khi tăng trưởng kinh tế được thúc đẩy bởi các công ty sáng tạo nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả xã hội thì những vụ kiện kiểu này đang làm cản trở sự tăng trưởng của nền kinh tế.

Tại Mỹ, trong bốn năm qua, mười Dự Luật nhằm tháo gỡ vấn đề lạm dụng quyền bằng sáng chế như hạn chế quyền khởi kiện hay tăng mức phạt đối với CPNIHĐ bị thua trong các vụ kiện xâm phạm sáng chế... đã được người có thẩm quyền trình lên Quốc hội (Hoa Kỳ), nhưng không kết quả.

 

Nguyễn Trần Tuyên (ELITE LAW FIRM) tổng hợp và lược dịch

 

 

Nguồn dẫn và tham khảo:

http://www.economist.com/news/business-and-finance/21645604

http://www.economist.com/news/business-and-finance/21645604 the Economist

http://www.rpxcorp.com/wp-content/uploads/2014/01/RPX-2013-NPE-Litigation-Report.pdf

http://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=2464303

Bạn đọc đặt tạp chí Pháp lý dài hạn vui lòng để lại thông tin.