Facebook đổi tên nhãn hiệu – Liệu có rủi ro?

Ky Anh

(PLBQ). Gã khổng lồ mạng xã hội lớn nhất thế giới có thể đổi tên nhãn hiệu vào tuần sau. Đây là một bước đi khôn ngoan nhưng không hẳn các doanh nghiệp đều thành công.


(Ảnh: Internet)

>> Đổi tên thương hiệu và góc nhìn từ câu chuyện “BigC”

>> Trước dòng sự kiện đổi tên thương hiệu của Airpay và Now, bàn luận về câu chuyện: Đổi tên thương hiệu, nên hay không

>> Hành trình thương hiệu Now và thâu tóm của Công ty mẹ Shopee

Là mạng xã hội lớn nhất trên thế giới nên bất cứ sự thay đổi nào của Facebook đều nhận được sự quan tâm lớn. Đặc biệt sự thay đổi này có thể ảnh hưởng đến người dùng, hình ảnh và chiến lược phát triển tương lai của Facebook.

The Verge dẫn lời nguồn tin giấu tên cho biết, CEO Facebook Mark Zuckerberg dự kiến thông báo dự định này trong hội thảo thường niên Connect ngày 28/10 hoặc sớm hơn. Việc đổi nhãn hiệu dự báo sự tập trung vào tham vọng rộng hơn của công ty trong việc xây dựng Metaverse Hướng tới tương lai của công nghệ thông qua các sản phẩm và dịch vụ thực tế ảo. Facebook sẽ xây dựng một thế giới ảo dùng thực tế ảo (VR) hoặc thực tế ảo tăng cường (AR) để người dùng đắm chìm trong một Metaverse có đầy đủ mọi thứ của thế giới thật từ phòng họp, khu vui chơi giải trí ... Quyết định này có thể sẽ đưa ứng dụng hàng đầu trở thành một trong nhiều sản phẩm thuộc công ty mẹ giám sát các nhãn hiệu như Instagram và WhatsApp.

Nhiều chuyên gia cho rằng, việc thay đổi nhãn hiệu là nỗ lực của Facebook để thay đổi hình ảnh, danh tiếng của mình sau cơn sóng về tin tức. Liên quan đến thông tin sai lệch trên nền tảng của nó về lỗi kiểm duyệt nội dung và tiết lộ về tác động tiêu cực của sản phẩm đối với sức khỏe, tâm thần của một số người dùng. Ngoài ra, Facebook cũng đang phải chịu sự giám sát trên phạm vi rộng từ các nhà lập pháp và quản lý toàn cầu về các hoạt động kiểm duyệt nội dung và tác hại liên quan đến nền tảng của nó.

(Ảnh: The Verge)

Có thể, Facebook đã chuẩn bị cho sự thay đổi này và đặt nền móng bằng cách tập trung phát triển hệ thống công nghệ mới. Mùa hè vừa qua, họ đã thành lập một đội Metaverse. Gần đây, thông báo rằng người đứng đầu AR và VR, Andrew Bosworth, sẽ được thăng chức làm giám đốc công nghệ. Facebook cũng đã công bố kế hoạch tuyển thêm 10.000 nhân viên để làm việc trên Metaverse ở châu Âu.

Facebook chưa trực tiếp xác nhận những thông tin liên quan đến sự thay đổi này. Một phát ngôn viên của công ty cho biết sẽ không bình luận về tin đồn hoặc suy đoán. Tuy nhiên, nếu nó được thực hiện có lẽ để xây dựng lại nhãn hiệu cho một tập đoàn quy mô lớn không thể hoàn thành trong một thời gian ngắn và Facebook đã có chuẩn bị kĩ càng cho những thay đổi này. Đặc biệt các yếu tố pháp lý từ nhãn hiệu và bản quyền URL và SEO.

Đây không phải công ty công nghệ đầu tiên thay đổi nhãn hiệu

Với tham vọng ngày càng mở rộng và phát triển nhiều công ty công nghệ đã thay đổi tên nhãn hiệu. Vào năm 2015, như một cách để thông báo Google không chỉ còn là một vụ tìm kiếm thông thường mà là một tập đoàn rộng lớn bao gồm các công ty sản xuất ô tô không người lái và Công nghệ y tế. Google đã cho tổ chức lại hoàn toàn dưới một công ty mẹ có tên là Alphabet.

Năm 1991, Kentucky Fried Chicken cũng đã thay đổi tên nhãn hiệu bằng cách rút gọn tên nhãn hiệu của mình. Họ muốn đổi tên nhãn hiệu của mình để trở nên hiện đại và quan tâm đến sức khoẻ hơn. Với cái tên mới của mình, KFC không làm khách hàng quay lưng,  hiện nay KFC đã trở thành chuỗi thức ăn nhanh lớn nhất thế giới. Còn rất nhiều trường hợp đổi tên nhãn hiệu để công ty trở nên phát triển hơn. Đây có lẽ cũng là hi vọng của Facebook vào kế hoạch sắp tới.

Không hẳn mọi doanh nghiệp đều thành công khi đổi tên nhãn hiệu

Việc thay đổi nhãn hiệu có thể mở ra một hướng tương lai mới phát triển hơn tuy nhiên Facebook cũng có thể gặp phải những rủi ro. Bước đầu người sử dụng có thể có phản ứng tiêu cực và chỉ trích cái tên mới cũng như hệ thống công nghệ mới này.

Một ví dụ điển hình khi thay đổi nhãn hiệu giống như Royal Mail, vào năm 2001, Royal Mail đã đổi tên thành “Consignia” – họ đã tốn khoảng 2 triệu bảng Anh cho sự thay đổi này. Tuy nhiên, ngay sau đó vì không đạt được những gì mong muốn cho sự phát triển mà ngược lại sau đó, Consignia đã phải mất 16 tháng để quay trở lại làm Royal Mail. Việc đổi tên của Royal Mail tốn chi phí khá lớn mà không đem lại được kết quả như mong muốn thêm vào đó họ tốn thời gian để bắt đầu lại. Qua đó thấy rằng không phải tất cả các doanh nghiệp đổi tên là có thể phát hơn họ có thể gặp phải một số khó khăn nhất định hoặc quay lưng từ khách hàng của mình. Do vậy khi quyết định đổi tên các doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.

Sau gần hai thập kỷ hoạt động, Facebook là một trong những phương tiện truyền thông hàng đầu. Nếu có sự thay đổi rất dễ gặp phải những ý kiến trái chiều, tuy nhiên cũng hi vọng đây là một bước đi đúng đắn của Facebook để thoát khỏi những khủng hoảng gần đây. Thêm vào đó là phát triển một mạng xã hội hoàn  với công nghệ và trải nghiệm mới, bảo vệ người sử dụng hiệu quả hơn. Hiện nay cái tên mới chưa được tiết lộ tuy nhiên theo trang tin công nghệ The Verge dự đoán cái tên mới của Facebook có thể liên quan đến Horizon, một sản phẩm mạng xã hội đã được tập đoàn này thử nghiệm năm 2020.

Lưu ý: Bài viết dựa trên thông tin thực tiễn và quan điểm khoa học, thực tiễn, không nhằm quảng bá cho bất kỳ, cá nhân tổ chức nào.

Tô Chiêm

Bạn đọc đặt tạp chí Pháp lý dài hạn vui lòng để lại thông tin.